Rủi ro do khách hàngcố tình lừa đảo, gian lận

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)

Trong quá trình mở thẻ, khách hàng đã cố tình khai báo thông tin thẻ không chính xác để lợi dụng tài khoản thẻ vào các mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và một số hoạt động phạm pháp khác. Bọn tội phạm đã cố tình làm giả các giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, các loại giấy tờ tùy thân khác để qua mặt nhân viên

30 ngân hàng. Những hành vi này gây thiệt hại rất lớn về uy tín của ngân hàng phát hành thẻ.

Nguyên nhân:

- Thẻ bị đánh cắp hoặc bị lợi dụng thực hiện giao dich trong quá trình chuyển từ Trung tâm Thẻ đến các đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch) của Ngân hàng phát hành hoặc từ Ngân hàng phát hành đến chủ thẻ.

- Sơ hở của giao dịch viên - ngân hàng phát hành như quên ghi ngày giờ giao thẻ cho khách hàng, giao thẻ cho các đối tượng không phải là chủ thẻ ví dụ người được uỷ quyền không đúng quy định của pháp luật, người thân của chủ thẻ.v.v. Giao dịch viên quên khóa thẻ khi chủ thẻ báo mất thẻ hoặc chủ thẻ cố tình gian lận (ký sai, cho muợn thẻ). Hậu quả là chủ thẻ từ chối các giao dịch đã thực hiện và rủi ro sẽ đến với ngân hàng.

- Khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác cho Ngân hàng phát hành thẻ (thông tin giả mạo hoặc thông tin của người khác). Khi đó khách hàng lợi dụng các tài khoản thẻ này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác dẫn đến thiệt hại về uy tín của ngân hàng. Ngoài ra, thông tin thẻ không chính xác dẫn đến những khó khăn cho ngân hàng khi muốn liên hệ với chủ thẻ và đặt ngân hàng trước nguy cơ tổn thất tín dụng khi tội phạm lấy cắp tiền từ tài khoản của khách hàng thông qua thẻ được phát hành.

- Khi mở tài khoản thẻ cho khách hàng, ngân hàng thẩm định thông tin về chủ thẻ sơ sài, hoặc giấy tờ làm giả tinh vi khó phát hiện dẫn đến phát hành thẻ gây thiệt hại.

2.2.3 Một số trường hợp thực tế

Trường hợp 1: Về việc trộm tiền qua tài khoản thẻ ATM, sau khi phát hiện chị Đoàn Thị Kim Liên (46 tuổi), nhân viên kế toán Vietinbank Đà Nẳng, bỏ quên thẻ

31

Trường hợp 2: Ngày 18/2/08, chị Lê Thanh - nhân viên nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy VMEP, mang thẻ ATM đi rút tiền thì phát hiện 7,2 triệu đồng trong tài khoản đã bị mất. Chị Thanh cho biết, tài khoản chỉ còn khoản lương 4,1 triệu vừa được công ty trả. Sau đó chị đến Vietinbank Hà Tây khiếu nại. Tại đây, nhân viên liệt kê cho chị danh sách những lần rút tiền và khẳng định 7,2 triệu đồng trong tài khoản được rút trong ngày 13/2/08, cụ thể là lúc 11h40, có 5 giao dịch rút tiền từ tài khoản của chị Thanh bằng máy ATM đặt cạnh Bưu điện Hà Tây. Trong đó, 3 lần rút 2 triệu đồng, một lần 1 triệu đồng và lần cuối cùng là 200.000 đồng. Vietinbank Hà Tây khẳng định những lần rút tiền này đều hợp lệ. Sau đó ngân hàng mời chị xem lại camera, qua ghi nhận của camera tại máy ATM, chị Thanh đã công nhận thẻ được rút bởi người thân của mình.

Trường hợp 3: Vào lúc 0h30 đêm 24/12/2007, tổ tuần tra kiểm soát đại đội 2, trung đoàn cảnh sát cơ động công an Thành Phố Hà Nội phát hiện 3 thanh niên đi bộ có biểu hiện nghi vấn. Khi kiểm tra trong người một thanh niên, phát hiện một bọc tiền trị giá 42,5 triệu đồng. Đối tượng này khai tên là Nguyễn Anh Đức, 15 tuổi, ở Vĩnh Phúc, Ba Đình. Đức khai nhận đã cùng Nguyễn Bảo Sơn, 15 tuổi, ở Ngọc Hà, Ba Đình và Đinh Hữu Tâm, 15 tuổi, ở ngõ 173 Hoàng Hoa Thám mang thẻ của bố đến rút trộm tiền tại máy ATM của Vietinbank. Sự việc trên cho thấy nếu kẻ gian không bị bắt thì Vietinbank phải tìm ra nguyên nhân vì sao tiền bị mất khi chủ thẻ không thực hiện giao dịch.

32

PHẦN 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35)