Trường hợp 1: Tại một chi nhánh Ngân Hàng, thời gian đầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thường hay trục trặc đường truyền. Một nhân viên chuyển tiền vào thẻ ATM cho khách hàng, khi chuyển xong máy báo đường truyền bị lỗi nên đã thực hiện chuyển lại lần hai. Sau khi chuyển lại lần hai và kiểm tra lại thì phát hiện tiền được chuyển vào thẻ khách hàng 2 lần. Ngay lập tức thẻ của khách hàng bị khóa lại. Tại đây đã có sự nhầm lẫn giữa hai nghiệp vụ “khóa thẻ” và “phong tỏa tài khoản
26 thẻ”. Thẻ bị khóa sẽ dễ dàng mở ra khi chủ thẻ đến bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào yêu cầu mở khóa với lý do nhập sai số pin. Nhưng nếu phong tỏa tài khoản thẻ thì chỉ được xóa phong tỏa bởi chính ngân hàng thực hiện. Chủ thẻ đã lợi dụng sơ hở này để rút tiền ra và chi tiêu. Nhân viên này nhiều lần yêu cầu chủ thẻ trả lại số tiền thừa nhưng không được. Qua vụ việc trên cho thấy lỗi đường truyền dẫn đến chuyển tiền hai lần vào thẻ và tiếp tục sai lầm thứ hai là khóa thẻ thay vì phải phong tỏa tài khoản thẻ. Đây là rủi ro quan trọng liên quan đến trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng và hệ thống công nghệ tin học của ngân hàng.
Trường hợp 2: Ngày 6/12/2007, một khách hàng tên Đức nhận được tin nhắn từ Techcombank thông báo số tiền 2,075 triệu đồng vừa được rút từ tài khoản của anh, trong lúc thẻ vẫn đang nằm trong cặp và anh Đức đang làm việc tại cơ quan. Khi yêu cầu Techcombank giải quyết, anh Đức được trả lời giao dịch rút tiền được thực hiện bằng thẻ visa debit trên máy ATM của Vietinbank. Theo qui trình, Techcombank phải liên lạc với Vietinbank để xác định xem ai là người rút tiền từ tài khoản của anh Đức. Tuy nhiên, vụ việc vẫn chưa có kết luận cuối cùng nhưng Techcombank đã chuyển trả tiền vào tài khoản của anh Đức như là một giải phápxử lý tạm thời. Trường hợp của anh Đức, phía Techcombank từ chối bình luận về nguyên nhân không xác định được người rút tiền từ tài khoản của anh. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết vì máy ATM của Vietinbank tuy được lắp camera nhưng chưa kịp đưa vào sử dụng nên không xác định được người rút tiền. Với vai trò là ngân hàng thanh toán, Vietinbank hoàn toàn không bị thiệt hại về vật chất nếu tiền bị mất do gian lận, nhưng điều này cũng ảnh hưởng đến uy tín khi giao dịch được thực hiện tại máy ATM của Vietinbank.
Trường hợp 3: Rạng sáng ngày 3/5, máy ATM của Ngân hàng Techcombank trên đường Hà Huy Giáp (TP Biên Hòa) bị trộm cắt cửa. Vào khoảng 2h30 sáng 3/5, người dân lưu thông trên tuyến đường nói trên đã phát hiện hai đối tượng thanh niên có nhiều dấu hiệu rất khả nghi. Đồng thời, nhận thấy máy ATM của Ngân hàng Techcombank đã có dấu hiệu bị cạy phá.Ngay lập tức, quần chúng nhân dân đã báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất. Thế nhưng, khi có mặt thì bọn chúng đã nhanh chóng tẩu thoát.Có mặt tại hiện trường, cơ quan chức năng ghi nhận đối tượng đã không để lại bất cứ tang vật nào, phần vỏ ngoài của két sắt đựng tiền tại máy ATM này đã bị bọn chúng dùng mũi hàn gió phá hỏng. Bên trong trụ máy ATM này có rất nhiều vết cháy đen. Rất may toàn bộ số tiền ở bên trong máy ATM khoảng 600 triệu theo Techcombank Biên Hòa cho biết vẫn còn nguyên.Do bị phát hiện sớm nên những đối
27 tượng liều lĩnh này vẫn chưa thể hoàn thành xong “công việc” của mình. Tuyến đường Hà Huy Giáp được đánh giá là một trong những tuyến đường có lưu lượng đông người và xe cộ qua lại của TP Biên Hòa.
Trường hợp 4: ATM bị khoét 1,3 tỷ VND. Vụ trộm được phát hiện vào sáng 26/11 tại điểm rút tiền ATM của ngân hàng Techcombank đặt tại số 184 - 186 Lê Trọng Tân, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.
Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Thanh (hành nghề chạy xe ôm), khoảng 6h giờ sáng, anh Thanh đang đứng đón khách ngay ngã tư Lê Trọng Tân - Dương Đức Hiền (cách điểm đặt máy ATM khoảng 30m) thì có một khách hàng bước vào trong buồng ATM giao dịch. Ngay sau đó khách hàng này chạy ra ngoài hô hoán ATM bị trộm rồi băng qua đường báo cho bảo vệ của chi nhánh ngân hàng Techcombank tại số 167A Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú.
Qua kiểm tra, bảo vệ phát hiện két đựng tiền của máy ATM đã bị cắt mất nên vội cấp báo công an đến xử lí. Lực lượng chức năng tiến hành lấy dấu vân tay để lại trên các tấm kính, thu thập các chứng cứ bỏ lại trong buồng máy.
Quan sát tại hiện trường, khoang bảo vệ két sắt của máy ATM bị cắt rời. Kẻ trộm đã lấy cả két sắt ra khỏi buồng máy. Theo một nguồn tin thì số tiền bị mất lên đến gần 1,3 tỷ đồng. Nhận định của cơ quan điều tra, rất có thể bọn tội phạm đã dùng máy cắt gió đá để phá khoang bảo vệ rồi lấy đi két sắt.
Điều đáng nói, khu vực đặt trụ ATM nằm ở chỗ đông người, lại đối diện với chi nhánh của ngân hàng Techcombank chuẩn bị khai trương vào sáng 27/11, nhưng vụ trộm xảy ra không ai hay biết; chứng tỏ các đối tượng này đã có sự chuẩn bị rất kỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên trụ ATM bị cắt, phá để trộm tiền. Trước đó, vào rạng sáng 21/10, một trụ ATM đặt trên đường Cộng Hòa (phường 13, quận Tân Bình) cùng bị “đạo chích” đột nhập trộm gần 1 tỷ đồng.
Trong vụ trộm này, nhiều người phát hiện được 3 nghi can, mặc đồ màu đen, bịt kín mặt. Sau khi bước vào bên trong nhóm người này đã dùng giấy màu dán kín để che mắt những người đi đường rồi “ung dung” cắt khoang chứa tiền trộm tài sản.
Cũng trong sáng 21/10, nhờ cảnh giác mà bảo vệ một điểm ATM đặt tại đường Trường Chinh (phường 15, quận Tân Bình) đã phát hiện một nhóm người đang thực
28 hiện hành vi cắt khoang chứa tiền. Bị lộ bọn trộm này đã lên xe máy tẩu thoát bỏ lại hiện trường 1 bình gas (loại 13kg), mỏ hàn, kìm, xà beng…
Hiện vụ cắt ATM tại đường Lê Trọng Tấn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Trường hợp 5: Ngày 4/2/2008, ông Trần Văn Phụng đến trụ sở Vietinbank, chi nhánh tỉnh BìnhBPhước rút số tiền có trong thẻ ATM là 40 triệu đồng. Do thời điểm cận tết Mậu Tý, rất nhiều khách hàng dùng thẻ ATM rút tiền dẫn đến quá tải. Chính vì thế Vietinbank Bình Phước cho khách hàng có thẻ được nhận tiền mặt trực tiếp tại quầy giao dịch trong đó có ông Phụng. Nhận đủ 40 triệu đồng, ông Phụng ký vào hồ sơ do ngân hàng lập (gồm giấy yêu cầu rút tiền, phiếu chi, bảng kê các loại tiền). Sau khi giao tiền cho ông Phụng, bộ phận kế toán của Vietinbank Bình Phước sơ suất không làm thủ tục trừ số dư tài khoản thẻ nên thẻ ATM của ông Phụng vẫn còn nguyên 40 triệu đồng. Biết điều này, từ ngày 13/2/2008 đến 10/3/2008 ông Phụng rút hơn 20 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 triệu đồng. Sau khi phát hiện, ngày 11/3/2008, Vietinbank Bình Phước có văn bản nhắc nhở ông Phụng là đã rút thừa 40 triệu đồng của ngân hàng, chẳng những không nộp mà ông Phụng còn tiếp tục rút thêm hai lần nữa với tổng số tiền 3,58 triệu đồng vào ngày 12/3/2008. Ngày 18/3/2008, Giám đốc Vietinbank Bình Phước ký công văn đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước hỗ trợ giúp thu hồi, gia đình ông Phụng mới nộp lại 40 triệu đồng.
Trường hợp 6: Sơ suất trong thực hiện qui trình nghiệp vụ rút tiền tại quầy. Rủi ro phát sinh trong việc xử lý giao dịch, thực hiện qui trình nghiệp vụ hàng ngày của nhân viên ngân hàng. Trường hợp do lỗi chủ quan của nhân viên ngân hàng, chi tiền cho khách trước khi trừ tiền trên tài khoản thẻ, sau đó quên và bị khách hàng lợi dụng rút tiền trong thẻ. Mặc dù tiền đã thu lại được, nhưng ngân hàng vẫn chịu tổn thất phần lãi đã trả cho khách hàng trong thời gian hơn một tháng không thu lại được và các chi phí cho việc thu hồi tiền, mất hiều thời gian và công sức. Số tiền này tuy không lớn nhưng cho thấy thiệt hại này dễ xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ.