Bất cập trong việc xác định thời hạn xóa án tích:

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73)

Việc xác định một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định có hay không có hành vi phạm tội, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hoặc là căn cứ để hạn chế một số quyền về dân sự, hành chính, kinh tế…của đương sự.

Tuy là vấn đề quan trọng song việc xác định thời hạn để xóa án tích rất phức tạp, có những nội dung cần phải được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải thích rõ để có nhận thức thống nhất khi áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể là vấn đề tính thời hạn để xóa án tích cũ khi phạm tội mới. Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999: "Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ khi chấp hành xong bản án mới" [7]. Theo nội dung này, thực tế đã có hai cách hiểu khác nhau:

+ Thứ nhất, nếu hiểu xóa án tích là xóa đi hậu quả pháp lý đối với

người bị kết án theo từng bản án, có nghĩa là ngoài việc phải chịu hình phạt đối với tội mà họ đã phạm, người bị kết án còn bị pháp luật đặt vào hoàn cảnh thử thách trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định để chứng tỏ họ đã hoàn lương. Theo đó những người phạm tội liên tục, phạm tội nhiêu lần có ý thức chống đối pháp luật cao thì phải theo dõi, thử thách trong thời gian dài mới có đủ cơ sở để đánh giá họ đã trở thành người lương thiện hay chưa để từ đó làm căn cứ xóa án tích. Với quan điểm này thì sau khi chấp hành xong bản án mới, thời hạn để tính xóa án tích bao gồm khoảng thời gian để xóa án tích cho bản án cũ cộng với thời gian tính để xóa án tích cho bản án mới. Ví dụ:

Năm 2000, Trần Văn D bị phạt một năm về tội "Cướp giật" và D đã chấp hành xong bản án, theo quy định sau ba năm D sẽ được đương nhiên xóa án tích nếu không phạm tội mới. Tuy nhiên, năm 2002, D lại tái phạm tội "Trộm cắp tài sản" và bị phạt năm năm tù với thời hạn để được tính xóa án tích là năm năm(điểm c khoản 2 Điều 64). Theo cách tính thời hạn nêu trên, Trần Văn D sau khi chấp hành xong bản án về tội "Trộm cắp tài sản" nếu không phạm tội mới thì sau tám năm mới được công nhận đương nhiên xóa án tích.

+ Thứ hai, một quan điểm khác lại cho rằng, tính thời hạn xóa án tích

trong trường hợp trên phải theo hướng có lợi cho người bị kết án có nghĩa là sau khi chấp hành xong bản án mới, người bị kết án sẽ đồng thời được tính thời gian để xóa án tích cho tất cả các bản án mà họ đã chấp hành xong trên cơ sở thời hạn của bản án nặng nhất đối với tội mà họ đã phạm. Theo cách tính thời hạn này đối với ví dụ nêu trên, sau khi chấp hành xong bản án thứ hai nếu không phạm tội mới thì Trần Văn D chỉ phải chịu thời gian thử thách là năm năm đã được công nhân đương nhiên xóa án tích.

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)