0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hướng dẫn về nhà:

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG CÂU HỎI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT (Trang 29 -29 )

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

5. Hướng dẫn về nhà:

- Trả lời câu hỏi SGK trang 39 - Đọc thêm: “Em có biết” - Đọc trước bài 9 sgk.

V.Rút kinh nghiệm:

II.3. KIỂM CHỨNG – SO SÁNH

Từ khi thực hiện chuyên đề vào giảng dạy chương trình sinh học trung học phổ thông, tuy thời gian khá ngắn ngủi nhưng tôi thấy chuyên đề rất có ích với học sinh

Kết quả kiểm tra chất lượng học sinh nắm kiến thức rất cao.

Cụ thể, chúng tôi tiến hành kiểm tra với đề giống nhau cùng một thời điểm với các lớp 11A1 (lớp thực nghiệm) được giảng dạy theo chuyên đề trong quá trình dạy, 11A2 không được giảng dạy theo chuyên đề trong quá trình dạy, kết quả như sau:

II.3.1. Lớp đối chứng

Số học sinh đạt khá, tốt là 60%, trung bình là 38% còn lại dưới trung bình là 2%.

Ở lớp 11A2 học sinh chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, không khí học tập trầm, học sinh thụ động chiếm lĩnh kiến thức theo giáo viên.

II.3.2. Lớp thực nghiệm

Số học sinh đạt khá, tốt là 80%, trung bình là 20%

Ở lớp 11A1 không khí học tập sôi nổi, học sinh luôn tích cực chủ động tham gia các hoạt động học, hăng hái phát biểu xây dựng bài và luôn có nhu cầu tìm tòi cái mới, từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản.

Qua kết quả so sánh như vậy ta thấy: Khi áp dụng chuyên đề để giảng dạy đã nâng cao được chất lượng, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động của học sinh.

II.4. KẾT QUẢ

- Từ việc kiểm chứng so sánh tôi nhận thấy những học sinh được học theo chuyên đề có kết quả tốt hơn hẳn biểu hiện ở số học sinh khá, tốt tăng lên, số học sinh dưới trung bình giảm rõ rệt.

- Mặt khác, khi giáo viên có được kĩ năng xây dựng câu hỏi theo mục tiêu cụ thể tạo được cho học sinh lối tư duy nhanh nhạy mà chặt chẽ và tiếp thu kiến thức sinh học rất hiệu quả.

- Học sinh được rèn luyện kiến thức, kĩ năng qua những câu hỏi ở các mức độ khác nhau thì học sinh trong một lớp sẽ lần lượt trả lời theo năng lực của mình, giáo viên bao quát được học sinh và đánh giá được hiệu quả giờ học từ đó khơi gợi ở học sinh hứng thú với môn Sinh học.

Qua trao đổi, quan sát sư phạm, phân tích nội dung bài kiểm tra tôi thấy đa số học sinh chú ý đến các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học nhưng các em chưa có kĩ năng quan sát các phương tiện trực quan. Các câu hỏi xây dựng cũng góp phần nào vào việc định hướng quan sát cho học sinh.

Qua những kết quả thử nghiệm và quan sát sư phạm tôi thấy rằng: các câu hỏi hướng dẫn giảng dạy sinh học đã thể hiện nhiều dấu hiệu về triển vọng của việc sử dụng câu hỏi trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

II.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong một số năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy tôi đưa ra để quý thầy cô tham khảo trong dạy học Sinh học sách giáo khoa đổi mới tốt hơn.

Để vận dụng được chuyên đề tôi đã trình bày ở trên thành công cần lưu ý các vấn đề sau: - Người thầy phải nắm chắc kiến thức chuyên môn cần truyền đạt để có thể sử dụng các câu hỏi vào bài giảng .

- Nhận dạng được các dạng câu hỏi.

- Khi dùng chuyên đề này giảng dạy cũng phải tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để nâng dần mức độ khó, phức tạp của câu hỏi.

Câu hỏi được thiết kế đảm bảo yêu cầu sư phạm theo mục tiêu bài học thì việc học không chỉ còn là việc ghi nhớ để trình bày lại mà còn phải sử dụng được kiến thức đã biết để tìm tòi, khám phá ra những kiến thức, kĩ năng mới theo định hướng của giáo viên. Kết quả của việc trả lời, việc giải bài tập là nắm vững kiến thức, đồng thời nắm vững phương pháp học, tư duy phát triển, tạo được cách học tập tích cực, tự lực.

Trong chuyên đề này, chủ yếu chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, nghĩa là sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá kiến thức và kĩ năng mới, nên không đi sâu vào việc sử dụng câu hỏi để củng cố, hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức cũng như để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học sinh học.

Mặc dầu tôi có rất nhiều cố gắng, song chắc nội dung trình bày ở trên còn có những thiếu sót. Mong được nhiều ý kiến bổ sung, đóng góp của các đồng chí để cho Sáng Kiến của tôi hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG CÂU HỎI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT (Trang 29 -29 )

×