0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hệ sắc tố quang hợp

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG CÂU HỎI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT (Trang 26 -26 )

II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP

3. Hệ sắc tố quang hợp

GV nêu câu hỏi mã hóa được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới dạng thông báo

- Nghiên cứu mục II.3 SGK, em hãy nêu các loại sắc tố của cây, và vai trò của chúng trong quang hợp. - -

Stroma

Lục lạp

Tilacôit

- - Diệp lục a Diệp lục Diệp lục b Các loại sắc tố Carotenoit Caroten Xantophyl

Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Sau đó, quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong ATP và NADPH.

- Ngoài ra, carotenoit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi ở cường độ ánh sáng quá cao.

- Sắc tố nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

(Trong các sắc tố quang hợp chỉ có diệp lục a (P700 và P680) nằm trong trung tâm phản ứng quang hợp mới trực tiếp tham gia vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời

(quang năng) thành hoá năng trong phân tử ATP và NADPH. Các sắc tố khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được cho các phân tử diệp lục a).

Caroteoit Diệp lục b Diệp lục a Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Cuối bài: GV nêu những câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy, học sinh muốn trả lời được cần có sự phân tích, tổng hợp các thong tin đã có trong bài.

Vì sao lá có màu lục (xanh)?

Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục.

(Những cây lá có màu đỏ vẫn có sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào. Do vậy, những cây này vẫn quang hợp bình thường nhưng cường độ quang hợp thường không cao).

- Vì sao thực vật thuỷ sinh lại có nhiều màu sắc?

(Trong điều kiện tự nhiên chỉ trong môi trường nước thành phần quang phổ mới thay đổi mạnh. Thực vật ở độ sâu khác nhau chịu tác dụng của thành phần quang phổ khác nhau, trong khi thực vật ở cạn không có sự khác nhau về lượng ánh sáng).

4. Củng cố:

- Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG CÂU HỎI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC THPT (Trang 26 -26 )

×