10. Cấu tru ́c luâ ̣n văn
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.3.1. Đối tượng thực nghiệm
a. Lớp thực nghiệm: lớp10A8, trường THPT Tây Sơn, lớp có 45 học sinh.
b. Lớp đối chứng: Lớp 10A9, trường THPT Tây Sơn, lớp có 45 học sinh. Giáo viên lớp thực nghiệm: Thầy giáo Nguyễn Công Hưởng.
Giáo viên lớp đối chứng: Cô giáo Nguyễn Thị Thu.
Hai lớp đối chứng và thực nghiệm được chọn đảm bảo trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu khảo sát là tương đương nhau, trong quá trình khảo sát được giáo viên trường đảm nhận.
3.3.3.2. Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm
Nội dung các tiết dạy được soạn theo hướng tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, trong đó dụng ý cài một số biện pháp dạy học
giải quyết vấn đề vào dạy học “Ứng dụng về dấu của tam thức bậc hai” Đại số 10 cơ bản, đã được đề xuất cụ thể.
Xây dựng một số tình huống sư phạm nhằm thể hiện một số biện pháp dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học “Ứng dụng về dấu của tam thức bậc hai” Đại số 10 cơ bản, thông qua đó thể hiện tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đó. Qua đó, rèn luyện kĩ năng nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ các kiến thức Toán học, kĩ năng giải quyết vấn đề đặt ra.
Thiết kế và sử dụng các phiếu học tập, giúp bồi dưỡng năng lực đánh giá và tự đánh giá của học sinh. Cũng bằng hình thức này, giáo viên có thể chia nhóm để các em tự do thảo luận, trao đổi, qua đó tự sửa chữa sai sót cho mình và cho bạn, tạo niềm vui và hứng thú học tập của các em trong khi học.
3.3.3.3. Tiến hành thực nghiệm
- Thời gian thực nghiệm: tiến hành từ ngày 20/3 đến ngày 27/3 Tại trường THPT Tây Sơn
- Lớp 10A8 dạy và học theo phương pháp thông thường, lớp 10A9 dạy và học theo hướng áp dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
3.3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả và tiến hành phân tích trên hai phương diện: Phân tích định tính, phân tích định lượng.
3.3.4.1. Phân tích định tính
Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,... Bước đầu rèn luyện cho các em có thói quen tự nghiên cứu khoa học, có kĩ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó xây dựng và kiến tạo các kiến thức mới. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm.
- Học sinh hứng thú trong giờ học Toán: điều này được giải thích là do trong khi các em được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn; được tham gia vào quá trình khám phá và kiến tạo kiến thức mới.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá, hệ thống hoá của học sinh tiến bộ hơn: điều này để giải thích cho giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kĩ năng cho các em.
- Học sinh tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: điều này được giải thích là do trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, học sinh phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,… của giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn: điều này được giải thích là do trong dạy học, giáo viên đã quan tâm tới việc tạo điều kiện để học sinh ghi chép theo cách hiểu của mình.
- Việc đánh giá tự đánh giá bản thân được sát thực hơn: điều này do trong quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò được trả lời bằng các phiếu trắc nghiệm và khả năng suy luận của bản thân.
- Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà thuận lợi hơn: điều này được giải thích là do trong các tiết học ở trên lớp, giáo viên đã quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh tổ chức việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
- Học sinh tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình: điều này do trong quá trình dạy học, giáo viên yêu cầu học sinh phải tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề; tự khám phá và tự kiến tạo một số kiến thức mới, học sinh được tự thảo luận với nhau và được tự trình bày kết quả làm được.
3.3.4.2. Phân tích định lượng
- Tôi thực hiện việc điều tra kết quả của đề tài nay trên hai lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm bằng hai bài kiểm tra 45p’ sau:
Bài kiểm tra số 1:
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội
Trường THPT Tây Sơn
Kiểm tra Đại Số 10 CB Thời gian: 45p
Câu 1: (5đ) Biện luận theo m số nghiệm của bất phương trình sau: a) x22mx10
b) (m1)x2(m1)xm0.
Câu 2: (5đ) Cho hệ phương trình:
0 1 ) 1 ( 0 2 3 2 2 x m mx x x
a) Với m = 5, hãy giải hệ bất phương trình trên. b) Tìm m để hệ bất phương trình trên có nghiệm. - Bài kiểm tra số 2:
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội
Trường THPT Tây Sơn
Kiểm tra Đại Số 10 CB Thời gian: 45p
Câu 1: (5đ) Biện luận theo m số nghiệm của bất phương trình sau: a) 2
2 1 0
x mx
b) 2
(2m1)x (m1)x m 0.
Câu 2: (5đ) Cho hệ phương trình:
2 2 5 4 0 (1 ) 0 x x mx m x m
c) Với m = 5, hãy giải hệ bất phương trình trên. d) Tìm m để hệ bất phương trình trên có nghiệm. - Sau khi thực hiện tôi thu được kết quả như sau: - Bảng thống kê kết quả điểm:
Bài kiểm tra số 1:
Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả điểm lớp 10A8, 10A9
ĐIỂM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 SĨ SỐ
Lớp
10a8 1 6 3 3 7 16 2 4 3 45
Lớp
10A9 1 1 2 4 6 3 7 18 3 45
Bài kiểm tra số 2:
Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả điểm lớp 10A8, lớp 10A9
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 SĨ SỐ Lớp 10A8 1 7 6 5 7 9 5 6 45 Lớp 10A9 2 3 6 4 6 15 8 2 45
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.4.1. Xử lí kết quả bằng thống kê toán học
Để so sánh, đánh giá học sinh thông qua so sánh điểm kiểm tra, chúng tôi sử dụng các đại lượng sau: X; S2; S. Trong đó:
X : Trung bình cộng điểm số, đặc trưng cho sự tập trung của các điểm số
X = 1 .
N
f X
Phương sai S2
và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng; S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. S2 = 2 2 1 2 1 1 m 1 m i i i i f xi i f x N N S = 2 2 1 2 1 1 m 1 m i i i i i f x i f x N N
Bài kiểm tra số 1:
Bảng 3.3: Bảng kết quả trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn lớp 10A8, 10A9
Trung bình cộng X Phương sai S2 Độ lệch chuẩn S
Lớp 10A8 5,9 4,2 2,04
Lớp 10A9 7,6 3,9 1,97
Bài kiểm tra số 2:
Bảng 3.4 Bảng kết quả trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn lớp 10A8, 10A9
Trung bình cộng X Phương sai S2 Độ lệch chuẩn S
Lớp 10A8 5,9 4,2 2,05
Lớp 10A9 7,1 3,3 1,90
3.4.2. Đánh giá định lượng kết quả
+/ Điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn.
+/ Ở các lớp thực nghiệm, phương sai và độ lệch chuẩn nhỏ chứng tỏ mức độ phân tán của các điểm số quanh số trung bình nhỏ chứng tỏ học sinh có kết quả học tập đều hơn, những biện pháp này thu hút, hấp dẫn được tất cả các học sinh, hướng tất cả học sinh vào hoạt động trên lớp, thúc đẩy sự tích cực học tập của học sinh. Do điều kiện thời gian nên kích thước mẫu thực
nghiệm còn nhỏ sức thuyết phục chưa cao, nhưng qua trình bày ở trên chứng tỏ vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học ứng dụng tam thức bậc hai đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
3.5. Kết luận chƣơng 3
Qua việc tổ chức, theo dõi diễn biến các giờ học thực nghiệm, kết hợp với trao đổi với giáo viên và học sinh, đặc biệt là việc xử lí bài kiểm tra, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Nhìn chung việc vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học tam thức bậc hai là có tính khả thi và bước đầu đem lại hiệu quả.
- Đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
- Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn một số hạn chế sau:
+ Đối tượng thực nghiệm còn ít, cần phải được mở rộng thêm.
+ Việc tiến hành giảng dạy với sự vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học ứng dụng tam thức bậc hai đòi hỏi các thầy cô phải gia công bài soạn hơn, học trò phải tích cực, năng động hơn.
+ Trong quá trình vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề nên kết hợp với các phương pháp khác để học sinh linh hoạt hơn, sáng tạo hơn.
KẾT LUẬN CHUNG
Luận văn đã tổng hợp và bổ sung th êm về mă ̣t lý luâ ̣n trong viê ̣c vâ ̣n dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nói chung , và việc vâ ̣n dụng phương pháp này trong trường hợp cụ thể là ứng dụng tam thức bậc hai trong chương trình toán phổ thông.
Trên cơ sở nghi ên cứu lý luâ ̣n và tổng kết kinh nghiê ̣m của các nhà sư phạm, khi vâ ̣n dụng phương pháp đã n êu vào trường hợp cụ thể giải bài tâ ̣p bằng cách ứng dụng tam thức bậc hai, tác giả đã x ây dựng đươ ̣c mô ̣t số tình huống gơ ̣i vấn đề trong da ̣y ho ̣c giải bài tâ ̣p trong chương tr ình toán trung học phổ thông. Điều này mô ̣t mă ̣t phát hiê ̣n và giải quyết vấn đề ; mă ̣t khác đã gó p phần phát triển tư duy Toán ho ̣c . Hơn nữa , kết quả của nghi ên cứu này cũng đã bổ sung vào kinh nghiê ̣m và ta ̣o cơ sở ban đầu cho giáo vi ên trong viê ̣c da ̣y học môn Toán.
Tác giả đã vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học một số tình huống điển hình và đã đề xuất c ác ứng dụng của tam thức bậc hai, cụ thể:
+ Ứng dụng của tam thức bậc hai vào phương trình; + Ứng dụng của tam thức bậc hai vào hệ phương trình; + Ứng dụng của tam thức bậc hai vào bất phương trình; + Ứng dụng của tam thức bậc hai vào hệ bất phương trình,
- Phần lý thuyết tổng quát đúc kết trong luâ ̣n văn và các giáo án đươ ̣c x ây dựng cụ thể cũng đã được kiểm chứng tính hiê ̣u quả qua thực nghiê ̣m. Những kết quả thực nghiê ̣m chỉ ra rằng viê ̣c vâ ̣n dụng phương pháp nói tr ên là hoàn toàn khả thi và đã có những kết quả nhất định . Các giáo vi ên môn toán THPT hoàn toàn có khả năng vận dụng phương pháp dạy học phá t hiê ̣n và giải quyết vấn đề trong da ̣y ho ̣c m ôn Toán, đă ̣c biê ̣t là ứng dụng của tam thức bậc hai.
Bằng phương pháp này , nô ̣i dung m ôn ho ̣c đã ta ̣o được sự gắn kết trong tư duy mong muốn khám phá giữa giáo vi ên và ho ̣c sinh , để thầy và trò cùng phát hiện và giải quyết vấn đề , đúng như mục đích của phương pháp đă ̣t ra .
- Các kết quả nghi ên cứ u của luâ ̣n văn có thể dùng làm tài liê ̣u tham khảo cho giáo vi ên toán ở các trường THPT , sinh viên khoa Toán cá c trường Đa ̣i học Sư phạm và cho tất cả những ai quan t âm tớ i da ̣y ho ̣c phát hiê ̣n và giải quyết vấn đề.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Châu, Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2004.
2. Phan Đức Chính, Phạm Văn Điều, Đỗ Văn Hà, Phan Văn Hạp, Phạm Văn Hùng, Phạm Đăng Long, Nguyễn Văn Mậu, Đỗ Thanh Sơn, Lê Đình Thịnh, Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán sơ cấp, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
3. Phan Đức Chính, Vũ Dƣơng Thuỵ, Đào Tam, Lê Thống Nhất, Các Bài giảng luyện thi môn toán (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1993.
4. Văn Nhƣ Cƣơng, Trần Hạo, Ngô Thúc Lanh, Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Toán 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2000.
5. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cƣờng, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài, Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
6. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn ( Chủ biên), Doãn Minh Cƣờng, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài,Bài tập Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
7. Nguyễn Sinh Huy, Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, Nghiên cứu Giáo dục số 3/1995.
8. Đặng Thành Hƣng, Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Tạp chí giáo dục trang 25-27, 2004.
9. Dƣơng Dáng Thiên Hƣơng, Phối hợp phương pháp nêu vấn đề thảo luận nhóm trong dạy học một số môn học ở tiểu học, Tạp chí giáo dục, 2007.
10. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
11. Bùi Văn Nghị, Chuyên đề cao học vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
12. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông. Đại số 10 (Ban nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
13. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Xuân Liêm, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông. Bài tập Đại số 10 (Ban nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
14. G. Polya, Giải bài toán như thế nào, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.
15. Lê Văn Tiến, Phương phấp dạy học môn toán ở trường phổ thông. Nhà xuất bản đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 2005.
16. Tài Liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 10 môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục hà Nội, 2008.
17. Luật Giáo dục và nghị định hướng dẫn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2007.