- Đối với TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HTTT TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BẮC 9
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI BẮC 9
1.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9
Tên tiếng anh : 9 NORTH CONSTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : 9 NORTH CONTRA.,JSC
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Vốn điều lệ : 9.000.000.000 đồng
Điện thoại : (+84)4 3556 1261
Trụ sở chính : Số 9, ngõ 66, phố Vũ Xuân Thiều, phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
1.2.2. Lịch sử hình thành và lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9 được sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 01030708 ngày 12/9/2002.
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9 được thành lập với chức năng chính là xây dựng. Cụ thể đó là xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, đường dây và trạm biến áp đến 35kw, hạ tầng thi công đô thị và nông thôn cấp thoát nước, đồng thời mua bán và cho thuê các các thiết bị phục vụ xây dựng.
Nhiệm vụ cảu công ty là: tổ chức kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành ngề kinh doanh đã đăng ký trong giấy CNĐKKD; Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có, đảm bảo khả năng bảo toàn vốn và phát triển vốn; Thực hiện đầy đủ các
môn, không ngừng chăm lo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty.
Ngành nghề kinh doanh chính:
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, công ty CPXD Và TM Bắc 9 đang từng bước lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây dựng, thi công với đội ngũ lãnh đạo giàu lòng nhiệt huyết và dạn dày kinh nghiệm.
Đặc điểm hoạt động và kinh doanh của đơn vị là: Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đường dây và trạm biến thế điện, công trình cơ điện lạnh, kỹ thuật điện lạnh, trang trí nội, ngoại thất công trình.
Ngoài ra, đơn vị còn đầu tư và kinh doanh nhà ở, văn phòng làm việc, dịch vụ môi giới, cho thuê, tư vấn bất động sản…
Không dừng lại đó, công ty còn tư vấn xây dựng, kiểm định các công trình xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9 thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng và tổ chức quản lý theo mô hình chức năng. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: ban giám đốc, các phòng ban chức năng, các phân xưởng sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.
Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP Xây dựng và Thương mại Bắc 9
Giám đốc: là người đại diện cho pháp luật, điều hành chung và chịu mọi trách
nhiệm về mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời, giám đốc là người có vai trò kiểm soát những vấn đề có liên quan đến các hoạt động hàng ngày, ra các quyết sách và chủ trương của công ty, chịu trách nhiệm với cấp trên và pháp luật.
Phó giám đốc: do Giám đốc công ty bổ nhiệm, có trách nhiệm giám sát, bao
quát toàn bộ các hoạt động của công ty.
Phòng tổ chức lao động hành chính: là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc thực
hiện công tác tổ chức, điều hành nhân sự như: lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự, quản lý nhân viên, phát triển nhân viên, tổ chức hoạt động quần chúng và các hoạt động hành chính phúc lợi khác.
Phòng tài chính-kế toán: theo dõi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Phòng kỹ thuật, dự án: Tham mưu cho Giám đốc công tác xây dựng, quản lý
và thực hiện các dự án của xí nghiệp, hoạch định chương trình, xây dựng kế hoạch sản xuất, kiểm tra chất lượng công trình, tuyến đường giao thông.
Phòng kế hoạch, thống kê: Tổng hợp, thống kê trên sổ sách vaeef tài sản,
nguyên vật liệu, số lao động… vào sổ sách rồi trình lên ban Giám đốc.
Phòng vật tư, thiết bị: nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo cung ứng kịp thời, đúng
lúc trang thiết bị, vật tư, nguyên liệu… cho quá trình xây dựng, thi công của công ty và nhu cầu thị trường.
Các tổ đội thi công: trực tiếp tiến hành các công việc về thi công công trình,
chịu trách nhiệm về chất lượng, hạng mục công trình, khai thác, sử dụng các trang thiết bị, máy móc kịp thời, sao cho đảm bảo hiệu quả và an toàn lao động.
1.2.4. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Hình 2.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty CP Xây dựng và Thương mại Bắc 9
1.3. THỰC TRẠNG HTTT KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BẮC 9 1.3.1. Hình thức kế toán sử dụng
Về chế độ kế toán: Công ty thực hiện đúng chế độ kế toán của Bộ tài chính quy
Về hình thức kế toán: Nhật ký chung
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
(1) Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, tiến hành lập định khoản và ghi trực tiếp vào Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Riêng đối với những chứng từ liên quan đến các đối tượng kế toán chi tiết cần hạch toán chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết.
(2) Riêng trường hợp các nghiệp vụ kinh tế giống nhau (cùng định khoản giống nhau) phát sinh liên tục, lặp đi lặp lại nhiều, hàng ngày, kế toán căn cứ chứng từ gốc lập định khoản và ghi vào các Nhật ký chuyên dùng (như sổ Nhật ký mua hàng, Sổ nhật ký bán hàng…) để cuối kỳ lấy số tổng cộng ghi vào Sổ cái tài khoản một lần.
(3) Đối với các chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ vào chứng từ gốc cho kế toán, kế toán căn cứ vào đó tổng hợp số liệu và lập định khoản, sau đó ghi vào Nhật ký chuyên dùng (Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền).
(4) Hàng ngày, căn cứ vào các bút toán đã ghi trên Nhật ký để ghi vào Sổ cái các tài khoản.
(5) Cuối tháng, căn cứ số cộng trên các Nhật ký chuyên dùng (Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng) ghi vào Sổ cái các tài khoản liên quan.
(6) Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng chi tiết phát sinh (Bảng tổng hợp chi tiết) và căn cứ vào các Sổ cái để lập Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
(7) Sau đó đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa các tài khoản tổng hợp trên Bảng đối chiếu số phát sinh, giữa số liệu trên Bảng đối chiếu số phát sinh với số liệu trên các Bảng chi tiết số phát sinh và Sổ quỹ; giữa sổ quỹ và Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền.
có thể sau khi đối chiếu số liệu, căn cứ vào Sổ cái các tài khoản và các sổ chi tiết liên quan để lập các Báo cáo kế toán)
Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12 Đơn vị tiền tệ: VNĐ
1.3.2. Một số quy định về TSCĐ hữu hình và khấu hao tại công ty
TSCĐ hữu hình phải được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào thời gian hữu dụng ước tính trong khung thời gian theo quy định tại QĐ số 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009.
Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và nhừng chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến.
Các chi phí mua sắm, nâng cấp, đổi mới TSCĐ được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.
Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và các khoản lãi lỗ phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh .
1.3.3. Sơ đồ hạch toán TSCĐ
1.3.3.1. Tăng TSCĐ do mua ngoài
Hình 2.3 - Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua ngoài
Hình 2.4 - Sơ đồ hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ
1.3.3.3. Khấu hao TSCĐ
Hình 2.5 - Sơ đồ hạch toán khấu hao TSCĐ
1.3.3.4. Sửa chữa lớn TSCĐ
1.3.3.5. TSCĐ thừa chờ giải quyết
1.3.3.6. TSCĐ thiếu chờ giải quyết
- TSCĐ thiếu có quyết định xử lý ngay
Hình 2.8 - Sơ đồ hạch toán TSCĐ thiếu có quyết định xử lý ngay
- TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân
1.3.4. Các hồ sơ dữ liệu sử dụng tại công ty
Hiện tại, công ty đang sử dụng hệ thống các chứng từ, sổ sách kế toán theo QĐ 15/2006 của Bộ tài chính
a. Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ)
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 – TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04 – TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 – TSCĐ) - Phiếu điều chuyển TSCĐ
b. Các sổ và báo cáo đưa ra
- Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng (Mẫu số S22 – DN) - Sổ TSCĐ theo loại tài sản (Mẫu số S21 – DN) - Thẻ TSCĐ (Mẫu số S23 – DN)
- Báo cáo tăng, giảm TSCĐ (Mẫu số B04 – H)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 – TSCĐ) - Báo cáo kiểm kê TSCĐ
1.3.5. Tài khoản kế toán sử dụng
Công ty đã sử dụng hệ thống kế toán theo đúng với chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định 15/QĐ – BTC.
Tk211 – TSCĐ hữu hình (Bao gồm 6 tài khoản cấp 2, mở chi tiết cho từng loại TSCĐ)
- Tk2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - Tk 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Tk 2115: Cây lâu năm. Súc vật cho sản phẩm. - Tk 2118: TSCĐ hữu hình khác.
…
Tk 214: Hao mòn TSCĐ (Mở chi tiết cho từng loại TSCĐ cần xác định hao mòn)
- Tk 2141: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc. - Tk 2142: Hao mòn máy móc, thiết bị.
- Tk 2143: Hao mòn phương tiện vận tải, truyền dẫn. - Tk 2144: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý.
- Tk 2148: Hao mòn TSCĐ khác Tk 711: Thu nhập khác.
Tk 811: Chi phí khác. …
Và các tài khoản có liên quan khác.
1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC
1.4.1. Về tổ chức bộ máy kế toán, con người, cơ sở vật chất
• Ưu điểm
Bộ máy kế toán: được chuyên môn hóa sâu, đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính - kế toán.
Cơ sở vật chất: Mỗi nhân viên kế toán đều được công ty cung cấp một máy tính riêng để làm việc. Các máy tính đều được kết nối internet đầy đủ.
• Nhược điểm
Mặc dù mỗi kế toán viên được trang bị đầy đủ máy tính phục vụ cho công việc hàng ngày nhưng phần lớn đã được sử dụng qua nhiều năm nên đã cũ, tốc độ xử lý chậm.
Khả năng ứng dụng CNTT trong công tác kế toán của mỗi nhân viên kế toán là chưa cao.
1.4.2. Ứng dụng CNTT trong công tác kế toán TSCĐ tại công ty
Hiện nay, phần mềm được kế toán TSCĐ của công ty sử dụng chủ yếu vẫn là Microsoft Office Excel. Điều này có những ưu điểm và nhược điểm sau:
• Ưu điểm
Phần mềm Microsoft Office Excel có tốc độ lọc dữ liệu nhanh và rất dễ sử dụng trong trường hợp số bản ghi không nhiều, đồng thời hiện nay đang được áp dụng rất phổ biến và doanh nghiệp không phải tốn nhiều chi phí để mua bản quyền cho phần mềm.
Phần mềm này đã in được đầy đủ sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định (báo cáo doanh thu, sổ chi tiết doanh thu, báo cáo bán hàng…).
Thực tế cho thấy rằng, mặc dù phần mềm Microsoft Office Excel sử dụng có nhiều tiện lợi nhưng các doanh nghiệp hiện nay đang dần từng bước áp dụng phần mềm Visual Foxpro. Lý do là vì các doanh nghiệp hiện đang thấy rất rõ những khuyết điểm mà phần mềm Microsoft Office Excel đang có. Những khuyết điểm của phần mềm Microsoft Office Excel được thể hiện ở những điểm sau:
• Nhược điểm
Phần mềm Microsoft Office Excel chỉ phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phần mềm Excel không có tính năng phân quyền, thông tin dễ dàng bị can thiệp trái phép bởi bất kỳ người dùng nào. Sự thiếu an toàn này có thể gây ra những thiệt hại khôn lường.
Việc tính toán hàng tháng dựa trên Excel có thể mất rất nhiều thời gian, sự chậm chạp này có thể gây nên việc lập các báo cáo, xác định kết quả kinh doanh không kịp thời.
Hệ thống không có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, thao tác với dữ liệu còn phức tạp, chưa được bảo đảm.
Việc lập các Báo cáo, sổ sách vào cuối kỳ không thể thực hiện được trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, không thể bổ sung các tính năng cần thiết khác theo yêu cầu của công ty.
Chưa có sự đồng bộ dữ liệu với các phân hệ kế toán khác trong đơn vị • Giải pháp khắc phục
Cần tiến hành xây dựng phần mềm kế toán TSCĐ nhằm thay thế phần mềm kế toán Microsoft Office Excel dựa trên tình hình thực tế về TSCĐ tại công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc 9. Phần mềm được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quản lý được tình hình tăng giảm tại công ty. - Đưa ra được các biên bản, chứng từ cần thiết.
- Đưa ra được các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
1.4.3. Về hình thức kế toán Nhật ký chung
• Ưu điểm
Hình thức kế toán Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, đặc biệt thuận lợi khi sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin
Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. • Nhược điểm
Vì số lượng ghi chép nhiều, nhiều nghiệp vụ bị trùng lặp do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi được vào Sổ cái.
• Phương hướng khắc phục
- Áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính
- Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định Tài khoản ghi Nợ, Tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đã được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng