Khác với độ phức tạp của các thành phần công nghệ, độ hiện đại không thể chia thành “cấp” mà phải so sánh chúng với thành phần tương ứng được coi là “tốt nhất thế giới” vào thời điểm đánh giá.
Công việc này đòi hỏi những chuyên gia kỹ thuật thành thạo trong việc sử dụng công nghệ đó. Có một số tiêu chuẩn chung để đánh giá mức độ hiện đại của các thành phần công nghệ.
a/ Độ hiện đại của phần kỹ thuật
Chỉ tiêu đánh giá là hiệu năng kỹ thuật - ký hiệu P. Năm tiêu chuẩn đánh giá • Phạm vi của các thao tác của con người
• Độ chính xác cần có của thiết bị • Khả năng vận chuyển cần có • Qui mô kiểm tra cần có
• Giá trị của phần kỹ thuật xét về mặt ứng dụng KH và bí quyết CN b/ Độ hiện đại của phần con người
Đánh giá bằng chỉ tiêu: khả năng công nghệ - ký hiệu C. Các tiêu chuẩn đánh giá:
• Tiềm năng sáng tạo • Mong muốn thành đạt • Khả năng phối hợp
• Tính hiệu quả trong công việc • Khả năng chịu đựng rủi ro • Nhận thức về thời gian.
c/ Độ hiện đại của phần thông tin Đánh giá bằng chỉ tiêu: Tính thích hợp của thông tin - ký hiệu A. Các tiêu chí đánh giá:
• Số lượng mối liên kết • Khả năng cập nhật • Khả năng giao lưu.
d/ Độ hiện đại của phần tổ chức Đánh giá bằng chỉ tiêu: Tính hiệu quả của tổ chức - ký hiệu E. Các chỉ tiêu đánh giá:
• Khả năng lãnh đạo của tổ chức • Mức độ tự quản của các thành viên • Sự nhạy cảm trong định hướng
• Mức độ quan tâm của các thành viên đối với mục tiêu của tổ chức. Các tiêu chuẩn trên phải được chi tiết hoá đối với công nghệ cụ thể.
4.Chu trình sống của công nghệ
a/ Giới hạn của tiến bộ công nghệ
Một công nghệ có các tham số thực hiện, biểu hiện một thuộc tính bất kỳ. Ví dụ với động cơ của hơi nước là hiệu suất của chu trình nhiệt, với ô tô là tốc độ tính theo km/h... Tiến bộ công nghệ là sự nâng cao những tham số này.
Giai đoạn phôi thai đặc trưng bởi sự tăng trưởng tham số thực hiện chậm, tiếp theo, các tham số được cải thiện nhanh nhờ các cải tiến. Giai đoạn bão hoà bắt đầu khi công nghệ đạt đến giới hạn của nó, ví dụ các giới hạn vật lý. Như động cơ hơi nước là giới hạn của hiệu suất chu trình nhiệt.
Đặc trưng chữ S dẫn đến một nhận thức quan trọng “khi một công nghệ đạt tới giới hạn tự nhiên của nó, nó trở thành công nghệ bão hoà và có khả năng bị thay thế hay loại bỏ”.
b. chu trình sống của sản phẩm: là quy luật biến đổi của khối lượng một sp bán đc trên thị trường theo thời gian.
- hình vẽ trang 13
Giai đoạn A biểu thịsựhình thành sản phẩm: ý tưởng thiết kế, triển khai, sản phẩm chưa có trên thịtrường, không mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Giai đoạn B bắt đầu giới thiệu sản phẩm trên thịtrường, đặc trưng của nó là lượng bán chậm.
Sau đó sản phẩm chuyển sang giai đoạn C luợng bán tăng nhanh. Sau đó lượng bán giảm dần (D), xuất hiện sản phẩm mới ưu việt hơn nó (E) và nó bịthay thế- giai đoạn (F).
c.Chu kì sống của CN
- chu kì sống của CN trải qua 4 giai đoạn chính
• Giai đoạn đổi mới A: gồm nghiên cứu và triển khai: trong giai đoạn này sp hoặc quá trình mới đc ra đời
• Giai đoạn áp dụng B: trong giai đoạn này công việc là giải thích và công nghiệp hóa sản phẩm mới, vs tiềm năng rất lớn cho sử dụng ngay.
• Giai đoạn phổ biến C: gđ này đc thể hiện qua tỉ lệ phần trăm của thị trường sử dụng CN mới
• Giai đoạn D: là gđ cuối cùng của chu trình sống, nó biểu hiện = sự suy giảm số ng sử dụng và sự kết thúc của 1 CN do sự thay thế của 1 CN khác. - Chu kì CN và thương mại quốc tế
Gồm 3 giai đoạn
• Giai đoạn đầu là giai đoạn giới thiệu CN: số lượng ng sử dụng ít, giá thành CN cao, khả năng rủi ro cao
• Giai đoạn tăng trưởng: do CN mang lại nhiều nguồn lợi nhuận nên có nhiều nguồn sử dụng CN = cách mua lại CN, tạo ra nhu cầu cao đối vs CN
• Giai đoạn chin muồi: hầu hết những nguồn có nhu cầu đã sử dụng . CN chỉ bán dc chon g ít vốn, chậm đổi mới, chuẩn bị có CN mới ra đời thay cho CN cũ