7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong sản xuất, nghề nghiệp
nghề nghiệp
Cùng với sự phát triển của xã hội, việc tạo lập và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng cũng rất đa dạng và phong phú. Tài sản chung của vợ chồng đƣợc xác định cụ thể vào thời điểm ly hôn, có thể là các động sản hoặc bất động sản. Pháp luật nƣớc ta cho phép mọi cá nhân có quyền thu nhập hợp pháp trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và những thu nhập khác từ tiền lƣơng, tiền thƣởng. Vì vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền sản xuất kinh doanh các ngành nghề phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình. Vợ chồng có thể mở cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc dùng một phần tài sản chung sử dụng vào mục đích kinh doanh với ngƣời khác tạo ra thu nhập cho gia đình. Vợ, chồng khi tham gia quan hệ này với ngƣời khác có thể nhân danh vợ chồng hoặc nhân danh bản thân mình nhằm đảm bảo cuộc sống chung của vợ, chồng và của gia đình. Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng có thể là toàn bộ tài sản dùng để sản xuất kinh doanh hoặc một phần vốn trong các doanh nghiệp, trong các thành phần kinh tế và các tƣ liệu sản xuất thể hiện dƣới dạng vật chất khác của tài sản theo tính chất là động sản hay bất động sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi giải quyết ly hôn có thể ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp của một bên và ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời thứ ba cùng tham gia sản xuất, kinh doanh. Pháp luật dự liệu trƣờng hợp này nên đã quy định: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập”.
động trong lĩnh vực xây dựng. Vợ chồng ông thống nhất dùng chiếc xe ôtô 4 chỗ trị giá 2 tỷ đồng là tài sản chung của vợ chồng để tham gia góp vốn vào Công ty X. Công ty X dùng chiếc xe này làm phương tiện vận chuyển cho hoạt động đi lại của lãnh đạo công ty.
Trong trƣờng hợp này, ông H đã dùng tài sản chung của vợ chồng để tham gia vào hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập là tài sản chung của vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng đƣợc giải quyết trên nguyên tắc chia đôi nhƣng có xem xét đến việc đảm bảo lợi ích chính đáng của ông H trong hoạt động sản xuất kinh doanh để ông H có thể tạo ra thu nhập. Vì vậy, nếu vợ chồng không thỏa thuận đƣợc vấn đề tài sản, Tòa án sẽ ƣu tiên giao chiếc xe ôtô cho ông H sử dụng để ông có điều kiện tiếp tục hoạt động kinh doanh trong Công ty X.
Hay nhƣ trƣờng hợp vợ chồng bà B có tài sản chung là một quầy tạp hóa ở chợ. Bà B là ngƣời trực tiếp kinh doanh, buôn bán tại quầy tạp hóa này, còn ông N (chồng bà B) có một công việc ổn định khác. Khi giải quyết ly hôn, nếu vợ chồng bà B không thỏa thuận đƣợc thì Tòa án sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên cũng nhƣ các điều kiện khác trong công việc, Tòa án sẽ quyết định giao tài sản là quầy tạp hóa cho bên có nhu cầu hơn. Trong trƣờng hợp này, bà B là ngƣời trực tiếp dùng quầy tạp hóa để kinh doanh, tạo ra thu nhập còn ông N đã có công việc ổn định nên giao tài sản này cho bà B để bà tiếp tục kinh doanh là hợp lý.
1.2.4. Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động
Xuất phát từ đặc điểm về thể chất và tinh thần, ngƣời phụ nữ và các con chƣa thành niên, con đã thành niên nhƣng không có khả năng lao động là những đối tƣợng dễ bị xâm hại, dễ bị tổn thƣơng nên pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ. Ngƣời phụ nữ có những hạn chế nhất định về sức khỏe, điều kiện
lao động, học tập … nên họ là những ngƣời yếu thế, thiệt thòi nhất trong gia đình cũng nhƣ xã hội. Đối với các con chƣa thành niên, các con đã thành niên nhƣng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động là những ngƣời chƣa phát triển đầy đủ hoặc có hạn chế về thể chất và tinh thần nên khả năng lao động tạo ra thu nhập bị hạn chế, cần đƣợc quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình.
Trong khi đó, đàn ông là ngƣời có sức khỏe, có nhiều cơ hội học tập, nâng cao chuyên môn nên họ thƣờng là lao động chính tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình. Với những hạn chế về sức khỏe, điều kiện tham gia vào xã hội nên trong thực tế ngƣời phụ nữ thƣờng dành nhiều thời gian chăm sóc chồng, con để ngƣời chồng có thời gian, điều kiện phục vụ cho công việc. Mặc dù giữa vợ và chồng công sức tạo ra thu nhập có thể không ngang nhau nhƣng mỗi ngƣời đều có những đóng góp chung để gia đình tồn tại, phát triển. Vì vậy, pháp luật thừa nhận mọi tài sản của vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Lao động của ngƣời vợ nội trợ trong gia đình cũng đƣợc coi là lao động có thu nhập.
Vì vậy, một khi mâu thuẫn không giải quyết đƣợc dẫn đến ly hôn thì ngƣời phụ nữ và con cái là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi và hậu quả bất lợi của việc ly hôn nhƣ thu nhập, điều kiện học tập, cuộc sống thƣờng ngày của con cái ... Ngƣời vợ từ chỗ chỉ ở nhà chăm sóc gia đình nay phải bƣơn chải lao động kiếm sống sẽ gặp nhiều khó khăn; các con khi thay đổi môi trƣờng sống sẽ ảnh hƣởng đến việc học tập, các điều kiện chăm sóc, chữa bệnh ... Đồng thời, cha mẹ có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con cái trong gia đình xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm. Mặc dù quan hệ hôn nhân không còn tồn tại, song quan hệ giữa cha, mẹ và con cái không thay đổi. Do đó, quyền lợi của con cái phải đƣợc đảm bảo nhƣ khi vợ, chồng chƣa ly hôn. Khi giải quyết ly hôn, ngƣời con chƣa thành niên, bị mất năng lực dân
sự, bị tàn tật, không có khả năng lao động để tự nuôi mình sẽ đƣợc giao cho cha hoặc mẹ có trách nhiệm trực tiếp nuôi dƣỡng, giáo dục. Ngƣời vợ hoặc chồng không sống cùng ngƣời con đó phải có nghĩa vụ cấp dƣỡng theo quy định tại Điều 56 Luật HN&GĐ. Để đảm bảo chất lƣợng cuộc sống cho con chƣa thành niên, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động để tự nuôi mình thì việc giải quyết về tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ đƣợc xem xét tạo điều kiện về chỗ ở, kinh tế cũng nhƣ các điều kiện học tập, chữa bệnh, phục hồi chức năng của ngƣời vợ và các con.
Nguyên tắc này đã đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời vợ sau khi ly hôn và con chƣa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật có điều kiện sống tốt hơn, hạn chế, giảm thiểu bớt khả năng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất sau khi vợ chồng ly hôn.