Nhận xét về khả năng áp dụng các quy định thanh khoản theo chuẩn mực Basel 3 của ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL 3 CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 35)

Basel 3 của ngân hàng Việt Nam

 Khách quan mà nói thì hiện nay các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa chính thức đề cập tới việc áp dụng một chuẩn mức nào của Basel. Việt Nam chỉ đưa ra một số nghị quyết và thông tư có liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel. Basel là hiệp ước được đặt ra nhằm đảm bảo các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất khi rủi ro mà không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền. Hiệp định Basel III được 27 nước (không bao gồm Việt Nam) ký kết năm 2010 với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn so với văn bản trước đó là Basel II. Lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

 Trên lộ trình cải cách tài chính theo chuẩn quốc tế, Việt Nam trong khoảng chục năm trở lại đã nhiều đổi mới, theo hướng tiếp cận thông lệ chung. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói, các ngân hàng Việt vẫn còn cách xa so với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt trong những năm 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính buộc thế giới phải cải cách một lần nữa thì Việt Nam lại càng tụt xa. Việt Nam hiện vẫn chưa đáp

ứng được các tiêu chí của Basel III trong khi nhiều nước đã gần đạt tới tiêu chí tuyệt đối. Một số quốc gia đã tiếp cận Basel III tích cực, đáp ứng 12/14 tiêu chí về vốn và thanh khoản như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Việt Nam và một số nước khác như Lào, Campuchia vẫn đang ở vị trí khởi đầu.

 Thời gian qua, ngành ngân hàng nước ta đã có những đổi thay quan trọng, nhưng mới tập trung gia tăng tiêu chuẩn an toàn vốn, chưa chú trọng nâng cao khả năng đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng. Để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng của các ngân hàng, trong thời gian qua ngân hàng nhà nước đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, Basel III là tiêu chí điều chỉnh tự nguyện, các ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh các quy định về ngân hàng tùy theo tình hình thực tế của mỗi nước. Theo đó ngân hàng nhà nước đã dần đưa các chuẩn mực quốc tế liên quan đến việc đảm bảo an toàn thanh khoản vào Việt Nam với sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ phát triển (công nghệ, nhân lực…) của các tổ chức tín dụng trong nước.Việc Thông tư 13, thông tư 15 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.

 Một số ý kiến cho rằng, các NHTM Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng theo Basel III. Để đạt được Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về mô hình tiên tiến để tối ưu hoá vốn của ngân hàng. “Chấp nhận khuôn khổ Basel 3 cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tới thời điểm năm 2015 là hơi khó”. Nếu căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác trong việc quản lý rủi ro, Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam không có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì không thể tiếp cận. Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel 2 đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban

đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Một số ngân hàng của Việt Nam chưa sẵn sàng với Basel II ngay tại thời điểm này, chứ chưa nói đến Basel III. Mặc dù vậy, vẫn không nên coi Basel II, Basel III như là những biểu tượng chất lượng đảm bảo an toàn. Basel I được tạo ra những năm 90 của thế kỷ trước để đối phó với tác động của sự sụp đổ thị trường chứng khoán. Sau đó là Basel II nhưng vẫn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giờ đây là Basel III. Tuy nhiên, tương lai của Basel III có vẻ không chắc chắn như thỏa thuận đã đạt được do hệ thống ngân hàng toàn cầu đang gặp khó khăn về nguồn vốn và thanh khoản.

 Giai đoạn nào cũng vậy, các ngân hàng sau khủng hoảng có rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Kinh nghiệm xử lý là bên cạnh việc áp những chuẩn mực quản trị cao hơn thì các ngân hàng cần được hỗ trợ để giải quyết khối nợ xấu và tạo thanh khoản để các đơn vị này không phải đóng băng tín dụng cho nền kinh tế. Đây là những vấn đề Việt Nam đang phải đối mặt. Với những chuẩn mực khá cao và theo sát chuẩn quốc tế Basel III, ngân hàng nhà nước đòi hỏi các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác phải nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mặc dù chưa được hoàn hảo, còn nhiều điểm chưa hợp ký, khiến nảy sinh nhiều tác động tiêu cực trong ngắn hạn nhưng thông tư 13 thật sự là cần thiết cho nên tài chính quốc gia. Những cơ sở về an toàn hoạt động tín dụng mà nó đề ra sẽ tạo một nền tảng vững chắc cho hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung đạt được trạng thái phát triển ổn định và vững mạnh trong tương lai dài hạn. Bên cạnh đó, các quy định này ra đời cũng được xem là bước đệm trong tương lai để đạt tới việc đáp ứng các quy định đảm bảo an toàn hoạt động theo tiêu chuẩn của Basel III.

 Ngân hàng Việt Nam mặc dù đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất, song về chuẩn an toàn quốc tế, trong khi nhiều quốc gia đã đáp ứng được Basel III thì Việt Nam mới chỉ ngấp nghé Basel II với một số tiêu chí. Nếu so sánh với các tiêu chuẩn liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản ở Hiệp ước Basel II và Basel III thì các quy định của ngân hàng nhà nước tại Thông tư 13 còn tương đối cách xa. Mặc dù vậy,

hiện Basel III chỉ là cơ sở để mỗi nước soạn thảo những quy định riêng sao cho thống nhất với nguyên tắc chung. Những quy định của thông tư 13, thông tư 15 chưa thật sự sát sao với các quy định được đưa ra trong Basel 3 nhưng có thể nói chúng hoàn toàn có thể phù hợp với tình hình tài chính Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên Việt Nam có thể tiếp cận các chuẩn mực của Basel theo cách riêng của mình, không nhất thiết phải tiếp cận từ Basel I, Basel II rồi mới đến Basel III.

 Dù vậy, theo đánh giá của cơ quan giám sát, một số tiêu chí Basel II thì Việt Nam đã tiếp cận theo cách riêng của mình.Vấn đề là sắp tới sẽ là gì? Các nhà quản lý cần quan sát, theo dõi đâu là tập quán tốt để áp dụng trên thị trường trong nước. "Việt Nam sẽ còn đi xa hơn, chứ không phải là câu hỏi: liệu năm 2015, Việt Nam thực hiện Basel 3 không? Quan trọng là ngân hàng tốt nhất, chứ không phải là ngân hàng tuân thủ tốt nhất. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO3. http://www.bis.org 3. http://www.bis.org

4. http://www.sbv.gov.vn5. http://www.vnecon.vn 5. http://www.vnecon.vn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL 3 CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w