THEO CHUẨN MỰC BASEL 3 CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1. Các thông tư hiện hành liên quan đến các vấn đề thanh khoản trong Basel 3của ngân hàng Việt Nam của ngân hàng Việt Nam
Thông tư 13/2010/TT/NHNN
Để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng của các ngân hàng, trong thời gian qua NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.Thời gian qua, ngành ngân hàng nước ta đã có những đổi thay quan trọng, nhưng mới tập trung gia tăng tiêu chuẩn an toàn vốn, chưa chú trọng nâng cao khả năng đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng. Vì nhiều ngân hàng nhỏ thường xuyên lâm vào cảnh thiếu thanh khoản, nhận thấy vấn đề thanh khoản cần được chú trọng nên NHNN cho ban hành thông tư 13/2010/TT/NHNN theo đó là thông tư 19/2010/TT – NHNN có chỉnh sửa một số điều của thông tư 13.
Thông tư 13/2010/TT/NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng” được ban hành vào ngày 20/ 05/ 2010 và chính thức có hiệu lức từ ngày 1/10/2010 gồm 22 điều đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các TCTD, trong đó có một số điểm mấu chốt như sau:
Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR);
Hạn chế việc tham gia của các TCTD vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản;
Quy định về việc đảm bảo các chỉ tiêu thanh khoản được Ngân hàng nhà nước nêu rõ tại Mục 3: Tỷ lệ khả năng chi trả” của thông tư số 13/2010/TT – NHNN.
Nội dung ở mục 3 của thông tư 13 quy định về tỷ lệ khả năng chi trả, ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch và biện pháp tăng cường nắm giữ tài sản có khả năng thanh khoản cao. Đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tăng cường việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phương pháp: Thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; Xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung cũng như ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có biện pháp đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: