Trên địa huyện Ba Tơ đang tồn tai những nhà máy chế biến gỗ hộ gia đình, hằng ngày thải ra môi trường lượng bụi rất lớn, bên cạnh đó tiếng ồn của động cơ góp phấn làm ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Hiện nay, hiện nay đang hình thành các bãi rác gây mất mỹ quang, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là chất thải rắn.
Tập quán người dân chăn nuôi trâu bò thả rong, xây dựng chuồng trại không đúng qui cách, nền chuồng trủng, tồn đọng phân trâu lâu ngày gây bốc mùi hôi thối, khi chăn thả trâu gieo rắc phân ra môi trường xung quanh. Đây là điều kiện để mầm bệnh phát sinh.
Phong tục cúng tế, ma chay của người đồng bào dân tộc H’re treo thịt sống ngoài mồ mã lâu ngày bốc mùi hôi, dễ phát sinh bệnh tật truyền nhiễm.
Thông qua thực tế đang diễn ra tại địa phương, có những nhân tố có thể gây ra ô nhiễm môi trường, bản thân các em đóng vai là một tuyên truyền viên đến nhà sản xuất kinh doanh trên địa bàn, người dân địa phương góp tham gia hạn chế ô nhiễm môi trường.
* Khi dạy bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Phải hàng ngàn năm mới có thể hình thành vài cm lớp đất mặt, nhưng chỉ cần một vài năm mưa là có thể rửa trôi lớp đất này. Mỗi năm thế giới mất đi 25 tỉ tấn đất mặt. Khoảng 2 tỉ ha đất canh tác và đồng cỏ trên toàn thế giới đã bị suy thoái từ trung bình đến nghiêm trọng.
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.169.000 ha. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha "đất có vấn đề". Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu ha đất thoái hóa nghiêm trọng. Như vậy diện tích đất có vấn đề về độ phì và sức sản xuất kém chiếm trên 50 % diện tích tự nhiên cả nước.
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Thông qua đó liên hệ trách nhiệm của các em hãy ra sức tham gia tích cực và công cuộc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc góp phần chống sạt lỡ đất, xói mòn bề mặt. Trong trồng trọt, hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó là bón phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp tổng hợp. Trong sinh hoạt, sản xuất không đưa chất thải độc hại vào trong đất khi chưa được xử lí.
* Khi dạy bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HOANG DÃ
Nhu cầu sử dụng nước tăng lên 6 lần trong thế kỷ qua và còn tiếp tục tăng nữa. Do vậy làm cho nguồn nước trở nên khan hiếm. Một phần ba dân số thế giới sống trong các quốc gia thiếu nước. Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước trong khu vực, nhưng so sánh chung toàn thế giới chưa phải quốc gia giàu tài nguyên nước.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào hệ thống sông đã làm cho các con sông này ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng (như vụ Vê đan làm ô nhiễm sông Thị Vải...)
Học sinh cần tuyên truyền cho mọi người biết tầm quan trong của nước trong sinh hoạt, đời sống... qua đó thuyết phục, vận động mọi người giữ gìn trong sạch nguồn nước, tránh xả rác bừa bãi nơi sông ngòi. Nếu như phát hiện nguồn nước có hiện tượng bị ô nhiễm, nhanh chóng thông báo cho người dân ý thức và các cơ quan nhà nước để kịp thời xử lý, làm trong sạch lại nguồn nước.
Bản thân phải có những hành động cụ thể để khắc phục ô nhiễm nguồn nước như khai thông dòng chảy nếu bị tắc, không đổ rác thải xuống sông suối, trồng cây gây rừng, giữ sạch và thoáng nguồn nước, không tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
Sử dụng nước sạch tiết kiệm là cần thiết. Nếu ta lãng phí đến một ngày chúng ta sẽ hết nước, đến lúc đó ta sẽ hối hận và muốn quay lại thời gian trước đó để có nước dùng.
Khai thác rừng quá mức: việc khai thác gỗ quá mức gây ra sự mất tán che cho đất, hệ thống rễ cây bị mất gây ra sự xóa mòn đất và ức chế hoạt động của vi sinh vật làm tăng độ phì của đất … Bên cạnh đó, hiện tượng đốt rừng bừa bãi và nạn cháy rừng đã gây hạn hán, thiên tai, để lại thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế. Đồng thời, sự phá hủy hệ sinh thái rừng làm biến đổi nơi sinh sống của các giống loài.
Ở Ba Tơ, người dân chặt phá rừng bừa bãi bán cho những người buôn gỗ lậu. Bên cạnh đó, người dân mở rộng diện tích trồng keo nguyên liệu nên diện tích rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn bị giảm sút rõ rệt, nhiều cánh rừng bị xóa trắng. Không những thế, nạn buôn bán động vật hoang dã diễn ra mạnh với nhiều hình thức tinh vi.
Các em phải tự giác, tích cực bảo vệ những tài nguyên sinh vật vốn được thiên nhiên ban tặng cho địa phương bằng những việc làm cụ thể: không tham gia chặt phá rừng, vận chuyển gỗ lậu; không săn bắt động vật hoang dã, không tiếp tay và nhận bẫy bắt động vật rừng từ người khác; tham gia tố giác những đối tượng làm trái với luật bảo vệ môi trường; từ bỏ thói quen thích ăn thịt những động vật có số lượng giảm sút ở rừng và hãy thay thế bằng thức ăn dễ tìm, có bán ở chợ; trồng keo trên diện tích đất nhà nước cấp, không được tự ý đốt rừng tự nhiên để trồng keo.
* Khi dạy bài 60- 61 : BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
Bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đến tính di truyền, cải tạo, duy trì và phát triển cây con giống tốt nhằm bảo vệ tính đa dạng của hệ sinh thái. Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường là việc quản lý và sử dụng sinh quyển của con người, sao cho các thế hệ hiện tại vừa có thể sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên để phát triển xã hội, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.
Chúng ta thừa hiểu rằng, không thể phát triển kinh tế nếu như không có diễn ra những thay đổi này hay những thay đổi khác trong môi trường tự nhiên bao quanh. Nhưng toàn bộ vấn đề là ở chỗ làm sao cho những thay đổi đó không mang lại những thảm họa mà cũng không mang lại những hậu quả có hại. Những thay đổi đó phải thúc đẩy khả năng cải thiện môi trường tự nhiên, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động và cuộc sống của con người.
Để giải quyết những vấn đề trên đây, xu hướng chung là phát triển các biện pháp sinh thái học dựa trên cơ sở chính sách kỹ thuật. Thực hiện xu hướng này cần có kinh phí thoả đáng cho công tác điều tra, đánh giá; giám sát môi trường tự nhiên một cách thường xuyên, từ đó đề ra các chính sách quản lý, kỹ thuật cho phép cải tạo, bảo vệ và dự báo xu triển phát triển của môi trường bao quanh.
b) Luật bảo vệ môi trường:
Mỗi các nhân, tập thể đều có trách nhiệm thực hiện tốt “Luật Bảo vệ môi trường” không mang nặng tính hình thức khoa trương mà bằng hành
động cụ thể và ý thức trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
Ở phạm vi và lứa tuổi học sinh, các em tích cực tìm đọc và nghiên cứu Luật Bảo vệ môi trường sẵn có ở thư viện trường học cũng như thư viện của xã. Cố gắng trao dồi kiến thức về bảo vệ môi trường, hãy tham gia tuyên truyền luật đến từng người dân trong làng góp phần tốt trong công cuộc bảo vệ hành tinh xanh.
* Khi dạy bài 62: THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được lợi ích của luật bảo vệ môi trường. Từ đó giáo dục ý thức cho các em thực hiện đúng những nội dung của luật bảo vệ môi trường
* Khi dạy bài 64, 65, 66: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
Hướng học sinh đến những quan niệm sống trong việc góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
- “Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên”: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát dịch hại.
- “Rút các phích khỏi ổ cắm”: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng.
- “Sử dụng năng lượng sạch”: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
- “Nguyên tắc 3R”: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng
của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm
đã vứt đi.
- “Ta tắm ao ta”: Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
- “Tiết kiệm giấy”: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh- là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
- “Giảm sử dụng túi nilông”: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
- “Tận dụng ánh sáng mặt trời”: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
- “Sử dụng các thiết bị tiến bộ của khoa học”: như các thiết bị tiết kiệm điện năng
* Khi dạy bài 63: ÔN TẬP
Nước ta còn nghèo, dân số đông. Để duy trì cuộc sống trước mắt, nhiều người buộc phải khai thác mọi đủ thứ tài nguyên thiên nhiên, họ đã làm suy thoái môi trường và gây tổn hại cho sự phát triển trong tương lai. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, không phải nâng cao kĩ thuật, tìm vốn đầu tư mà phải chú ý đến vấn đề kinh tế- xã hội phức tạp mà chủ yếu là cải thiện mức sống của người dân, nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, sử
thành lập trạm cứu hộ động vật, lưu giữ nguồn giống trước mắt là cây lương thực, một số vi sinh vật, động vật quí hiếm...
Quảng Ngãi là vùng đất thuộc duyên hải miền trung, gồm có 13 huyện, 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện đảo. Ở đây, hệ sinh thái rất đa dạng. Đặc biệt ở địa bàn huyện Ba Tơ, địa hình bị chia cắt bởi địa hình nhiều sông suối, núi cao hiểm trở. Dân số có khoảng 50.209 người, trong đó đồng bào dân tộc H’re chiếm 87,24%, phân bố trên 1.132,54km2, hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp. Hiện nay, Ba Tơ còn bảo vệ được 2 rừng nguyên sinh là Ba Lế và Ba Nam. Hệ động-thực vật ở rừng nguyên sinh này rất phong phú, đặt biệt với sự có mặt các loại cây quí hiếm như lim, gõ, chò chỉ…, động vật thì có gấu, hỗ, cầy hương…
Tuy nhiên, thực trạng 2 khu rừng nguyên sinh ở 2 địa bàn trên đang bị xâm hại mạnh mẽ, dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học do người dân vùng đệm và bọn lâm tặc khai thác rừng, buôn bán động vật hoang dã diễn ra mạnh. Là người con của mảnh đất này, các em ra sức bảo vệ hệ động- thực vật quí hiếm, đồng thời kiên quyết đấu tranh, tố cáo những người tham gia tàn phá hệ sinh thái rừng.