Chuyển hóa lipit (tt)

Một phần của tài liệu TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NANG LUONG P1 (Trang 41 - 44)

II/ TRAO ĐỔI CHẤT (tt)

2.4.1.Chuyển hóa lipit (tt)

Gấu Bắc cực

2.4.1.Chuyển hóa lipit (tt)

+Ở mô bào, mỡ nhũ tương được biến đổi

thành các phân tử mỡ lớn, axit béo được tổng hợp thành mỡ, tất cả được tích trữ ở kho chứa mỡ.

+Mỡ dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giống, tuổi, tính biệt, trạng thái sinh lý và hoạt động của cơ thể. Lợn là vật nuôi có khả năng tích lũy mỡ cao nhất; Lợn nội >lợn ngoại; non<già; con cái >con đực; thiến>không thiến…

+Mỡ của thức ăn sau khi hấp thu phải có thời gian mới chuyển hóa thành mỡ đặc trưng cho cơ thể. Sự tổng hợp mỡ còn phụ thuộc vào thức ăn gluxit và protit.

http://sinhlyvatnuoi.blogs

2.4.1. Chuyển hóa lipit (tt)

+Có một số axit béo không thay thế như axit

oleic, axit linoleic, axit arachidonic; cơ thể bắt buộc phải lấy từ thức ăn. Do đó, nếu thiếu lâu ngày cơ thể sẽ bị rối loạn (loét da, chậm lớn, đẻ khó…)

+Loài nhai lại có thể sử dụng các axit béo bay hơi để tổng hợp nên mỡ. Đặc biệt ở tuyến vú có thể tổng hợp được mỡ sữa nhờ axit lactic. Thí nghiệm thêm axetat natri vào thức ăn có thể làm tăng hàm lượng mỡ sữa lên 0,8-1,0%

+Dị hóa: Quá trình phân giải lipit đầu tiên

xảy ra ở gan; lipit được phân giải thành glyxerin và axit béo.

http://sinhlyvatnuoi.blogs

2.4.1. Chuyển hóa lipit (tt)

+Một phần glyxerin được oxy hóa cho CO2,

H2O và năng lượng, một phần chuyển thành

glycogen. Axit béo được phân giải theo con đường β oxy hóa thành axetyl-CoA rồi đi vào chu trình Crep để tạo năng lượng.

+Khi cơ thể hoạt động mạnh, lipit ở mô bào cũng được phân giải thành glyxerin và axit béo để vận chuyển về gan. Quá trình này tạo ra nhiều xeton gây toan huyết, toan niệu

+Lipit phức tạp gồm 2 loại: phophatit và

stearin. Phophatit gồm lexitin, xefalin,

sphingomyelin. Steain tiêu biểu là cholesteron. Cholesteron ở dạng tự do hoặc kết hợp.

http://sinhlyvatnuoi.blogs

Một phần của tài liệu TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NANG LUONG P1 (Trang 41 - 44)