Đánh giá chung về các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3.Đánh giá chung về các biện pháp

Như vậy các biện pháp đều đã được đa số các chuyên gia QLGD, CBQL và GV nhất trí tán thành từ phiếu khảo sát và qua trao đổi thêm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã trình bày.

Tác giả đã đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lý quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại trường CĐDLHN từ cơ sở nghiên cứu lý luận chung về quản lý đổi mới PPDHNN chuyên ngành ở bậc ĐH - CĐ và kết quả khảo sát thực trạng quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại trường thông qua kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy rất rõ các biện pháp trong 7 nhóm biện pháp quản lý quá trình đổi mới PPDHNN ngoại ngữ tại trường CĐDLHN đã nêu là những biện pháp chủ yếu, cơ bản được các CBQL, GV đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.

Tuy mức độ cần thiết và mức độ khả thi ở từng biện pháp có khác nhau nhưng kết quả kiểm chứng cho thấy sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi vẫn theo tỉ lệ thuận. Vì thế, các biện pháp đã được đề xuất đều mang tính khả thi trong điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay. Song, để thực hiện thành công đòi hỏi phải phối hợp đồng bộ hài hòa với tất cả các biện pháp đã đề xuất và nó phải luôn được thường xuyên đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường.

Tác giả hy vọng khi các biện pháp quản lý được đề xuất trong luận văn này được áp dụng sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành ở Trường CĐ DLHN trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trường CĐDLHN đã có những nhận thức đúng đắn và ý thức được rõ tầm quan trọng của việc đổi mới PPDHNN chuyên ngành. Dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường, của ngành du lịch và toàn xã hội tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và khảo sát thực trạng quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại Trường đồng thời mạnh dạn đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lý quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại Trường CĐDLHN.

Luận văn với đề tài “ Quản lý đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại Trường CĐDLHN ” đã nghiên cứu một cách có hệ thống các cơ sở lý luận liên quan đến lý luận quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý sự thay đổi, phương pháp, PPDH, PPDHNN, PPDHNN chuyên ngành, PPDHNN ở bậc ĐH - CĐ.

Trên cơ sở lý luận của luận văn đã nghiên cứu đến các yếu tố của quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành nhằm giúp cho các nhà quản lý trong quá trình nâng cao chất lượng đào tại của trường mình cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà trường.

Tác giả dựa trên cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDHNN chuyên ngành và trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn và qua tiến hành khảo sát các thực trạng quản lý quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành ở Trường CĐDLHN về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đề xuất một số biện pháp để quản lý tốt hơn việc đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại trường. Qua khảo sát và xử lý dữ liệu đã cho thấy những nỗ lực và thành công bước đầu mà Trường CĐDLHN đã đạt được trong quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành.

Nhìn chung các biện pháp mà tác giả nêu cơ bản dụa trên các chức năng quản lý, tuy nhiên ở mỗi nội dung của từng biện pháp đã có sự đổi mới phù hợp

với lý luận và cơ sở thực tiễn đặc biệt là phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Như vậy, giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh. Tuy nhiên, các kết quả trong luận văn cũng như biện pháp mà chúng tôi nêu trên cũng mới chỉ là sản phẩm của những nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn còn những thiếu sót và cần được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các Thầy, Cô, các chuyên gia quản lý giáo dục, các đồng nghiệp tại Trường CĐDLHN và các cơ sở đào tạo khác để luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Để nâng cao công tác quản lý quá trình đổi mới PPDH nói chung và PPDHNN chuyên ngành ở bậc ĐH - CĐ nói riêng, đề nghị với Bộ GD & ĐT các vấn đề sau:

* Cần điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

* Cần bổ sung, mở rộng quy chế trong sử dụng ngân sách đối với công tác dạy học, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên đặc biệt là đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, thư viện, tài liệu học tập.

* Tiếp tục chỉ đạo thật sâu sát việc nâng cao chất lượng công tác QLGD của các trường ĐH - CĐ trên cả nước.

2.2. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch các vấn đề sau:

* Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế, quản lý trong phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành du lịch. Ưu tiên đào tạo CBQL và GV, hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo.

* Tăng cường hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường CĐDLHN như tăng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ công nghệ, trang thiết bị …

* Tạo điều kiện thuận lợi để Trường có thể tham gia tích cực vào các dự án hợp tác và hội nhập quốc tế trong đào tạo để tiếp nhận các hỗ trợ về trang thiết bị, chương trình đào tạo tiên tiến, tài liệu cập nhật và đặc biệt là công nghệ mới trong quản lý đào tạo, ứng dụng các PPDH hiện đại.

2.3. Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

* Đề nghị Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường có văn bản chính thức về triển khai đổi mới PPDHNN chuyên ngành trong toàn Trường và phân công, phân cấp quản lý cụ thể đến các bộ phận trực thuộc như khoa, các tổ bộ môn.

* Xây dựng quy chế, quy trình phối hợp hoạt động chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ban chức năng với khoa ngoại ngữ du lịch trong triển khai và quản lý đổi mới PPDHNN chuyên ngành.

* Tăng cường khai thác các nguồn đào tạo trong và ngoài nước để tạo cơ hội cho CBQL, GV tham gia. Cử CBQL, GV đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.

* Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong Trường, đặc biệt là GV trẻ, các SV, tham gia nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở tiên tiến trong nước và nước ngoài. Khuyến khích họ chủ động và mạnh dạn ứng dụng các thành tựu đổi mới PPDHNN chuyên ngành vào quá trình dạy học tại Trường. * Tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài: Tài liệu học tập, chuyên gia giảng dạy, cơ sở vật chất, ... và phân bổ hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản, văn kiện

1. Chiến lược Phát triển giáo dục 2010 - 2020.

2. Luật Dạy nghề, 2006.

3. Luâ ̣t Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành , NXB Thống kê, Hà Nội, 2006.

4. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

5. Nghị quyết TW2 Quốc hội khoá VIII.

6. Quyết đi ̣nh số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về viê ̣c Phê duyệt Chiến lư ợc phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

7. Nhiều tác giả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học PPDH ở đại học và cao đẳng.,

NXB Giáo dục, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, 2003.

8. Nhiều tác giả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên. Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

Tác giả, tác phẩm

9. Đặng Quốc Bảo. Vấn đề "quản lí" và "quản lí nhà trường”., Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.

10. Đỗ Thị Châu. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngoại ngữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà nội, 2001.

11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý.

Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.

12. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2002.

13. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.

14. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986.

15. Đặng Xuân Hải . Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong quản lý giáo dục/nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.

16. Đặng Xuân Hải. Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình điều khiển một nhà trường. Tạp chí Phát triển giáo dục số 4, tháng 7 và 8 năm 2002.

17. Bùi Hiền. Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ. NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 1999.

18. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.

19. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức . Lý luận dạy học đại học . NXB Đa ̣i ho ̣c Sư phạm, 2006.

20. Tô Thị Thu Hƣơng. Lý luận và phương pháp dạy học ngoại ngữ . Giáo trình giảng dạy tại trường Đại học Hà nội, 2008.

21. Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Weirich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

22. K. Marx và F.Engels. Các Mác và Ăngghen toàn tập - tập 23. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Làm thế nào để hiện thực hóa nhanh chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Tạp chí Giáo dục và Thời đại số 65, 2009.

24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2008.

25. Lƣu Xuân Mới. Lý luận dạy học đại học, 2000.

26. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD, 1990.

27. Nhiều tác giả. Phương pháp dạy ngoại ngữ hợp lý và có hiệu quả ở Việt nam đầu thế kỉ XXI. Tạp chí Ngôn ngữ số 9.

28. Hoàng Minh Thao. Tâm lý học quản lý. Trường CB QLGD ĐT TW1, 1998.

29. Trần Đƣ́c Tuấn . Định hướng đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở THPT .

Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội , số 6 năm 2005.

30. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản). NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001.

31. Hoàng Văn Vân. Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh. NXB Giáo dục, 2006.

32. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000.

33. Nguyễn Nhƣ Ý.Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin, 1999.

Tài liệu internet

34. Lê Thu Hương, Đổi mới giáo dục đại học: Yếu tố sinh viên,

http://www.hcmuaf.edu.vn/kcntt/thuvien/hoithaodoimoigddh/nhom1/LeThu HuongDoanHPhuongKhue.pdf

35. Lưu Bá Minh, Vai trò, trách nhiệm của người thày giáo trong đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH,

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ

Đơn vị công tác: ………. Chức danh:………

Giới tính : Nam Nữ Sinh năm: …………. Thâm niên công tác: …………..năm

Các nhà quản lý kính mến! Bảng câu hỏi này được thiết kế để xin ý kiến của cán bộ quản lý các bộ môn, khoa và Trường về các vấn đề liên quan đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ đối với hệCao đẳng của Trường. Việc khảo sát được đặt ra trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn, không mang tính chất đánh giá, phê bình.

Với mục đích giúp tác giả có những số liệu nghiên cứu một cách khách quan, chính xác chúng tôi hoan nghênh và trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp nghiêm túcchân thành của các anh (chị).

Đề nghị vui lòng ĐÁNH DẤU vào phương án trả lời được chọn.

1. Đánh giá về ý nghĩa của đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành, anh (chị) thấy

a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Ít cần thiết d. Hoàn toàn không cần thiết

2. Anh (chị) đánh giá thực trạng mức độ vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ chuyên ngành của giáo viên tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà nội T T Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ chuyên ngành Mức độ Th. xuyên Đôi khi Ko bao giờ 1. Thuyết trình của giáo viên

2. Vấn đáp giữa giáo viên và sinh viên

3. Vấn đáp giữa sinh viên và sinh viên

4. Nêu vấn đề, tình huống để sinh viên thảo luận và xử lý bằng ngoại ngữ

5. Xây dựng và thực hiện các dự án (project) trong dạy học bằng ngoại ngữ

6. Tổ chức cho sinh viên học theo nhóm

7. Tổ chức các trò chơi cho sinh viên đóng vai sử dụng ngoại ngữ

8. Tổ chức các cuộc thi diễn thuyết và thi viết luận bằng ngoại ngữ cho sinh viên

9. Tổ chức câu lạc bộ ngoại ngữ cho sinh viên

10. Tổ chức cho sinh viên giao lưu trực tiếp với người nước ngoài

3. Anh (chị) đánh giá thực trạng mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên ngoại ngữ tại Trường

T

T Các phương tiện dạy học

Mức độ

Th. xuyên

Đôi khi Ko bao giờ 1. Bảng phấn

2. Cassette

3. Tranh ảnh

4. Vật thật

5. Phương tiện truyền thông đa chiều (máy chiếu LCD, máy tính, …)

4. Anh (chị) tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với đổi mới PP DHNN chuyên ngành

T

T Nội dung đánh giá

Mức độ đáp ứng

Tốt Khá TB Yếu

1. Trình độ chuyên môn

2. Trình độ quản lý

3. Hiểu biết và kỹ năng vận dụng các PP DHNN chuyên ngành hiện đại

4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị dạy học hiện đại

5. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng của đại đa số cán bộ quản lý đối với yêu cầu đổi mới PP DHNNchuyên ngành

5. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ đảm bảo về tình hình phòng học, trang thiết bị của Trường đối yêu cầu đổi mới PP DHNN chuyên ngành

a. Đảm bảo b. Tương đối đảm bảo c. Còn thiếu d. Rất thiếu

6. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ phù hợp của nội dung các môn học được đưa vào chương trình so với thực tiễn nghề nghiệp

a. Hoàn toàn phù hợp b. Chưa phù hợp c. Không phù hợp

7. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ phù hợp của hình thức, phương pháp và nội dung kiểm tra - đánh giá đối với yêu cầu đổi mới PPDHNNchuyên ngành

a. Hoàn toàn phù hợp b. Chưa phù hợp c. Không phù hợp

8. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ nghiêm túc trong việc tổ chức thi và chấm thi theo quy chế hiện hành

a. Rất nghiêm túc b. Tương đối nghiêm túc c. Chưa nghiêm túc d. Không nghiêm túc

9. Anh (chị) hãy đánh dấu vào ô thích hợp về tính CẦN THIẾT và KHẢ THI của các biện pháp quản lý quá trình đổi mới PP DHNN chuyên ngành dưới đây

TT Nội dung các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

Rất KT khả thi Ko KT Rất KT khả thi Ko KT

1 Biện pháp về nâng cao nhận thức về chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

2 Biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và phân cấp quản lý

trình, giáo trình

4 Biện pháp tăng cường quản lý giảng viên và phương pháp giảng dạy

5 Biện pháp tăng cường quản lý người học, tạo động lực học tập

6 Biện pháp quản lý đổi mới về đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 104)