Biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7.Biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổ

3.2.7.1. Mục tiêu

Xây dựng và quản lý Môi trường dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trở thành điều kiện, phương tiện hữu hiệu để phục vụ cho hoạt động dạy và

Mặt khác, cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị dạy học chính là cầu nối giữa người dạy và người học. Vì vậy, muốn thực hiện tốt quá trình dạy học ngoại ngữ chuyên ngành nhà quản lý cần phải đảm bảo được các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị dạy học.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung

- Lập kế hoạch và ngân sách cụ thể cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDHNN chuyên ngành.

- Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo quản thiết bị dạy học ngoại ngữ. - Tăng cường quản lý sử dụng hệ thống phòng học, thiết kế và xây dựng các phòng học tiêu chuẩn theo từng chuyên ngành đào tạo, chỉ đạo việc nâng cấp thư viện Trường một cách có hiệu quả.

Cách thức thực hiện

- Lập kế hoạch và ngân sách cụ thể cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

+ Yêu cầu khoa Ngoại ngữ Du lịch lập kế hoạch với những đề xuất cu ̣ thể , chi tiết về viê ̣c tăng cường cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuật, trang thiết bị phương tiê ̣n dạy học phục vụ cho công tác đổi mới PPDHNN chuyên ngành .

+ Căn cứ vào đề xuất của khoa Ngoại ngữ, giao cho Phòng Hành chính - Quản trị và Phòng Tài chính - Kế toán cân đối các nguồn ngân sách có thể có dành cho viê ̣c đầu tư cơ sở vâ ̣t chất - kỹ thuật và trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác đổi mới PPDHNN chuyên ngành.

+ Tăng cường nắm bắt thông tin để tìm kiếm và triệt để sử dụng các hỗ trợ tài chính cho cơ sở vật chất thông qua Bộ Văn hóa , Thể thao và Du li ̣ch, Tổng cu ̣c da ̣y nghề, Bô ̣ Lao đô ̣ng - Thương binh và Xã hô ̣i, ...

+ Kết hợp chă ̣t chẽ với các dự án đầu tư của nước ngoài cho việc phát triển đào tạo du li ̣ch như dự án của Liên minh châu Âu , dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), dự án phát triển chương trình đào ta ̣o nghề du li ̣ch của ASEAN , ... để tiếp nhâ ̣n các hỗ trợ về chương trình đào ta ̣o , tài liệu, giáo trình. Bên ca ̣nh đó , cần ho ̣c

hỏi và tiếp thu các kinh nghiệm quản lý đào tạo , các công nghệ và PPDHNN tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài .

+ Sau khi tiếp nhận cá c trang thiết bi ̣ Trường cần giao trực tiếp cho khoa , quản lý, bảo quản trên cơ sở khai thác tối đa hiệu quả của các trang thiết bị này vào quá trình dạy học.

- Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản trang thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

+ Có quy chế sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học đảm bảo nghiêm túc các tiết học ở phòng Lab, phòng đa chức năng.

+ Quản lý việc sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại theo đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc quy chế mượn, sử dụng và trả tài liệu, phương tiện dạy học. + Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê, sửa chữa và bảo dưỡng thường kỳ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Tăng cường quản lý sử dụng hệ thống phòng học, thiết kế và xây dựng các phòng học tiêu chuẩn cho học ngoại ngữ chuyên ngành, chỉ đạo việc nâng cấp thư viện Trường một cách có hiệu quả

+ Giao cho Phòng Kế hoa ̣ch - Đầu tư phối hợp cùng Phòng Quản trị - Đời sống lấy ý kiến của các khoa, bộ môn về phòng học cần cải tạo hoặc xây mới.

+ Tổ chứ c ho ̣p bàn giữa lãnh đa ̣o nhà trường với các khoa về viê ̣c tiêu chuẩn hoá phòng học theo đặc thù dạy ngoại ngữ chuyên ngành . Cần có quy hoạch tổng thể về thiết kế, bố trí hệ thống phòng học trong toàn Trường dựa trên những dự báo về nhu cầu đào tạo và những đòi hỏi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Việc thiết kế và xây dựng mới các phòng ho ̣c của Trường được giao cho phòng Kế hoa ̣ch - Đầu tư. Để làm tốt công viê ̣c này , đă ̣c biê ̣t là đối với học ngoại ngữ chuyên ngành cần có phòng học phù hợp, không quá rộng, cách âm, đủ ánh sáng, thoáng mát, thiết bị trong phòng học thuận tiện cho GV v à SV.

tiếng Viê ̣t và tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh , Pháp, Trung Quốc) để lập kế hoạch mua sắm . Nghiên cứu và tìm nguồn tin cậy để mua các tài khoản sách điê ̣n tử nhằm đa da ̣ng hoá nguồn khai thác thông tin.

+ Tiếp tục hoàn thiê ̣n hê ̣ thống phần mềm quản lý thư viê ̣n để phu ̣c vu ̣ người đo ̣c tốt hơn. + Bộ phận Thư viện tổ chức lấy ý kiến của các GV và trên cơ sở đề xuất của khoa Ngoại ngữ chọn lọc và đề xuất Ban giám hiệu tổ chức biên soạn rút gọn các sách tham khảo nước ngoài phù hợp với chương trình chi tiết của các môn học để làm tài liệu tham khảo cho GV và SV. Trong thời gian trước mắt, cần tập trung vào các tài liệu chuyên ngành du lịch đã được các đối tác, các dự án nước ngoài tài trợ, đặc biệt là nguồn tài liệu hiện có từ dự án VIE/015 (dự án hỗ trợ các trường du lịch Việt Nam do chính phủ Luxembourg tài trợ).

+ Rà soát và điều chỉnh quy định về phục vụ của thư viện , trước hết là mở rô ̣ng giờ phục vụ, thủ tục mượn sách, cung cách làm việc của nhân viên , ... Xem xét phương án mở cửa thư viện vào các buổi tối để SV có thêm điều kiện thời gian khai thác tư liê ̣u.

+ Trung tâm ứ ng du ̣ng CNTT cần hoàn tất trong th ời gian sớm nhất đề án lắp đặt mạng LAN và internet để kết nối văn phòng các khoa và thư viện vào mạng chung của toàn Trường , tạo điều kiện cho GV và SV có phương tiện tra cứu , trao đổi thông tin. Nghiên cứu khả năng xây dựng thư viện điện tử.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý thức bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

+ Giao quyền quản lý , bảo quản và khai thác trang thiết bị dạy học cho từng khoa . Mỗi khoa cần cử mô ̣t nhân viên chuyên trách về trang thiết bi ̣ da ̣y ho ̣c , dụng cụ thực hành ... Nhân viên này cần thông tha ̣o về kỹ thuâ ̣t , CNTT nói chung , đồng thời phải am hiểu về các du ̣ng cu ̣ thực hành nghiê ̣p vu ̣ du li ̣ch .

+ Mỗi khoa cần có kho chứ a du ̣ng cu ̣ thực hành và các phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c khác riêng biê ̣t theo chế đô ̣ bảo quản của từng loa ̣i .Viê ̣c giao nhâ ̣n trang thiết bi ̣ được tiến hành ta ̣i kho vào đầu và cuối giờ ho ̣c .

3.2.8. Mối liên quan giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khăng khít với nhau và tác động tương hỗ lẫn nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng trong xu thế vận động và phát triển, nhóm biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện nhóm biện pháp kia và ngược lại. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ cả 7 biện pháp đề xuất nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nhất định.

Các biện pháp quản lý phải được xem xét, phối hợp từ việc nâng cao nhận thức đến chỉ đạo triển khai nội dung, chương trình đào tạo, từ quản lý người dạy, người học đến việc đảm bảo các yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất thích hợp...thì sự đổi mới PPDHNN chuyên ngành mới có được sự thay đổi phù hợp các mục tiêu quản lý và sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

biện pháp 2 biện pháp 3 biện pháp 4

Kết quả đổi mới phƣơng pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành biện pháp 1 biện pháp 7 biện pháp 6 biện pháp 5

Trong số các nhóm biện pháp đã nêu trên, nhóm biện pháp “quản lý việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch, xây dựng chương trình hành động và phân cấp quản lý”; Quản lý về đổi mới ch.trình, giáo trình” và nhóm biện pháp “tăng cường quản lý giảng viên và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành” là ba nhóm biện pháp quan trọng có tính mục tiêu và có vai trò then chốt; Các nhóm biện pháp còn lại là những nhóm biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho công tác đổi mới dạy và học của GV và SV.

Mỗi biện pháp này đều không thể thiếu, do đó nên sử dụng các nhóm biện pháp một cách đồng bộ, linh hoạt, mềm dẻo thì mới đạt hiệu quả.

3.3. Kiểm chứng mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp (khảo nghiệm)

3.3.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý quá trình đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại Trường CĐDLHH chúng tôi đưa ra 7 nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành. Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ xin ý kiến của những CBQL có kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục và những giảng viên đã từng nhiều năm giảng dạy tại trường. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:

Bƣớc 1: Lập phiếu khảo sát (xin xem các mẫu Phiếu khảo sát ở Phụ lục)

Với các biện pháp đã nêu, tác giả tiến hành khảo sát về tính cấp thiết và về tính khả thi các biện pháp quản lý theo ba mức: rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm), không cần thiết (1 điểm) .

Bƣớc 2: Chọn đối tƣợng khảo sát và phát phiếu khảo sát

Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá 10 CBQL là những cán bộ chủ chốt từ BGH, phòng, ban, khoa, bộ môn ngoại ngữ và 30 GV ngoại ngữ.

3.3.2. Kết quả và nhận xét

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý

TT Nội dung các biện pháp Cán bộ Quản lý (10) Giáo viên (30)

Rất

cần Cần cần Ko Bậc Rất cần Cần cần Ko Bậc

I Biện pháp về nâng cao nhận thức về

chủ trương đổi mới phương pháp dạy

học ngoại ngữ chuyên ngành 7 3

0 3 24 6 0 6

II Biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch,

chương trình hành động và phân cấp

quản lý 9 1 0 1 29 1 0 1

III Quản lý thực hiện đổi mới chương

trình, giáo trình 8 2 0 2 27 3 0 3

IV Biện pháp tăng cường quản lý giảng

viên và phương pháp giảng dạy 8 2 0 2 28 2 0 2

V Biện pháp tăng cường quản lý người

học, tạo động lực học tập 7 3 0 3 27 3 0 3

VI Biện pháp quản lý đổi mới về đánh

giá kết quả học tập 6 4 0 4 26 4 0 4

VII Biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

7 3 0 3 25 5 0 5

Nhận xét:

Bảng kết quả điều tra về tính cấp thiết của việc thực hiện 7 nội dung quản lý đổi mới PPDHNN chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho thấy:

- Các Biện pháp được CBQL và GV đánh giá cao nhất về mức cấp thiết là biện pháp 2 - biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và phân cấp quản lý.

- Các Biện pháp 3, 4 xếp thứ bậc 2, cho thấy ý kiến đánh giá của GV và CBQL tương đối giống nhau về tính sự cấp thiết của việc thực hiện đổi mới chương trình, giáo trình phục vụ cho đổi mới PPDH ngoại ngữ chuyên ngành. Đồng thời các CBQL và giáo viên trong trường cũng cho rằng việc tăng cường quản lý giảng viên và phương pháp giảng dạy là rất cần thiết vì chính họ là những người trực tiếp tham gia đổi mới PPDHNN

- Các Biện pháp có tính cấp thiết được CBQL và GV đánh giá thấp nhất là biện pháp 6 và biện pháp 7.

- Theo khảo sát, ý kiến của GV và CBQL có sự khác nhau, đối với GV cho rằng biện pháp nâng cao nhận thức về chủ trương đổi mới PPDHNN chuyên ngành có tính cấp thiết thấp nhất xếp bậc 6, có lẽ vì bản thân GV, SV nhận thấy muốn dạy tốt, học tốt cần phải đổi mới phương pháp dạy học.

- Trong khi đó CBQL lại cho rằng biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất không mang tính cấp thiết thấp. Đổi mới PPDHNN chuyên ngành không thể thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiệ đại do đó ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn cải thiện môi trường dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDHNN chuyên ngành của nhà trường.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

TT Nội dung các biện pháp Cán bộ Quản lý (10) Giáo viên (30)

Rất

KT khả thi Ko KT Bậc Rất KT khả thi Ko KT Bậc

I Biện pháp về nâng cao nhận thức về

chủ trương đổi mới phương pháp dạy

học ngoại ngữ chuyên ngành 6 4

0 4 23 7 0 4

II Biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch,

chương trình hành động và phân cấp

quản lý 7 3 0 2 25 3 2 2

III Quản lý thực hiện đổi mới chương

trình, giáo trình 7 3 0 2 24 6 0 3

IV Biện pháp tăng cường quản lý giảng

viên và phương pháp giảng dạy 7 2 1 3 26 4 0 1

V Biện pháp tăng cường quản lý người

học, tạo động lực học tập 6 4 0 4 23 5 2 5

VI Biện pháp quản lý đổi mới về đánh

giá kết quả học tập 5 3 1 5 23 7 0 4

VII Biện pháp quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành

Nhận xét:

- Biện pháp “quản lý môi trường dạy học, cơ sở vật chất đảm bảo đổi mới PPDH được CBQL đánh giá là có tính khả thi cao nhất. Điều đó cho thấy sự quan tâm và đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường cho đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành.

- Theo khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên cho rằng biện pháp “tăng cường quản lý giảng viên và phương pháp giảng dạy” có tính khả thi cao nhất, chứng tỏ Ban giám hiệu đã có bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn cho GV về đổi mới PPDHNN chuyên ngành và đã có những chính sách đãi ngộ cho giáo viên.

- Biện pháp được CBQL cho rằng tính khả thi thấp nhất là biện pháp “quản lý đổi mới về đánh giá kết quả học tập” điều này cho thấy Ban giám hiệu chưa quan tâm nâng cao nhận thức, năng lực trách nhiệm KT - ĐG cho CBQL, GV, SV và nhà trường cũng chưa tổ chức xây dựng kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá tốt.

- Theo khảo sát đánh giá của GV thì họ cho rằng biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp “tăng cường quản lý người học, tạo động lực học tập”. Chứng tỏ nhà trường chưa làm tốt việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc xác định động cơ, ý thức học tập ngoại ngữ chuyên ngành.

Tóm lại, qua khảo sát thu nhận các ý kiến của CBQL, GV từ phiếu trả lời và qua trao đổi thêm về tính cấp thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đã trình bày, tác giả nhận thấy tất cả các ý kiến đều thống nhất trong nhận định là cả 7 biện pháp mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi cao, tỷ lệ đạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Trang 95)