0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tổng doanh thu bán hàng của Công ty tăng vào năm 2007 là 55.449.958 ngàn đồng, tăng 14.174.987 ngàn đồng so với năm 2006 Nguyên nhân tăng là do

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -51 )

ngàn đồng, tăng 14.174.987 ngàn đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do lượng têu thụ hàng hóa tăng lên và giá cả thị trường tăng cao.

- Giá trị mặt hàng mì Thiên Hương tiêu thụ qua 2 năm có dấu hiệu tăng lên chiếm tỷ phần 15,96% vào năm 2007 tăng 1,82% so với năm 2006 còn đối với mặt hàng dầu ăn Meizan tỷ trọng tiêu thụ năm 2007 là 3,67% tăng 0,47% so với năm 2006 và bột giặt Net tỷ trọng tiêu thụ vào năm 2007 là 5,47% tăng 1,89% so với năm 2006. Nguyên nhân là do giá cả của 3 mặt hàng này thấp so với những mặt hàng cùng loại. Bên cạnh đó, do chất lượng của mì Thiên Hương, dầu ăn Meizan và bột giặt Net tốt nên dẫn đến lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên

- Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường qua 2 năm cũng tăng lên qua các thị trường: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang. Đặc biệt, là thị trường Thành phố Cần Thơ tăng lên đáng kể. Cụ thể: so với năm 2006 doanh thu tiêu thụ tăng 3.531.576 ngàn đồng. Cho thấy thị trường này rất có tiềm năng và doanh thu này có thể tiếp tục tăng trong tương lai do lượng dân cư ngày càng tập trung vào thị trường này do việc xây dựng khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ thu hút lượng lớn dân cư đến sinh sống dẫn đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng.

- Công ty có khách hàng và thị trường từ trước nên không quá khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa

- Công ty mới thành lập lại nên được miễn thuế đối với nhà nước do thõa điều kiện nhân viên trong Công ty bình quân là 50 người. Do đó, không ảnh hưởng đến nguồn vốn của Công ty

- Công ty, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm từ Công ty Cổ Phần cũ chuyển qua nên không tốn thời gian đào tạo.

5.2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ

- Tổng giá trị tồn kho qua 2 năm đều tăng. Cụ thể như trong năm 2007 thì giá trị hàng tồn kho tăng so với năm 2006 là 1.238.280 ngàn đồng. Nguyên nhân là do giá trị hàng hoá mua bán của Công ty ngày càng tăng lên dẫn đến trị giá hàng tồn kho mỗi năm một tăng lên. Mặt khác, là do tổng giá trị hàng hoá lưu thông của Công ty tăng lên nhưng không đáng kể. Ngoài ra, mức độ tiêu thụ mặt hàng mua vào lại không tăng nhiều, làm cho hàng tồn kho chiếm tỷ lệ tương đối cao.

- Do hàng hóa nhập kho tương đối nhiều so với lượng tiêu thụ ra thị trường. Do đó, ảnh hưởng đến tình trạng luân chuyển vốn của Công ty. Do đó, năm 2007 Công ty phải vay vốn từ ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty luôn ổn định với giá trị thấp là 32.878 ngàn đồng vì Công ty có chủ trương hạn chế tình trạng vay vốn ngân hàng.

- Do lượng hàng hóa tăng dẫn đến chi phí bán hàng tăng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể, năm 2007 chi phí bán hàng tăng so với năm 2006 là 244.699 ngàn đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 103.522 ngàn đồng làm ảnh đến doanh thu của Công ty.

- Bên cạnh đó, việc tồn kho tăng là do thiếu phương tiện vận chuyển cũng như thị trường tiêu thụ. Vì vậy, Công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường góp phần làm tăng doanh thu của Công ty.

5.3. MA TRẬN SWOT:

SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1. Kho của doanh nghiệp có sức chứa tương đối lớn (600 tấn)

2. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau quả Cần Thơ đã được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy do làm ăn có uy tín

3. Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm

4. Sản phẩm chất lượng tốt và giá cả hợp lý

5. Hoạt động mua bán của Công ty: bán sỉ, bán lẻ.

1. Trình độ nhân viên trong Công ty còn thấp 2. Giá trị hàng tồn kho tương đối cao

Cơ hội (O) Chiến lược (SO) Chiến lược (WO)

1. Nhu cầu khách hàng tiêu thụ hàng hóa tăng 2. Được sự ủng hộ của cơ quan thuế

3. Có nhiều khu đô thị mới được thành lập tại Cần Thơ như: khu đô thị Nam sông Cần Thơ

S1, S2, S4 + O1, O2, O3 Thâm nhập thị trường

W2 + O1 Kết hợp về phía trước

Đe dọa (T) Chiến lược (ST) Chiến lược (WT)

1. Không có sự liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp 2. Sự ra đời của các cửa hàng, siêu thị

3. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế

S1, S3,S4 + T3 Phát triển thị trường S2 + T2 Kết hợp theo chiều ngang

W1, W2 + T1, T2, T3

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược này là làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện tại. Do Công ty mới thành lập lại, nên đã có thị trường và khách hàng từ trước nhờ vào uy tín của Công ty và với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo các chương trình khuyến mãi nên việc đưa sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại làm tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường hiện tại là không quá khó đối với Công ty.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -51 )

×