Kết quả tính toán xử lý của phần mềm thực hiện

Một phần của tài liệu So sánh phần mềm Xử lý nền đất yếu Geo với SasPro (Trang 80)

3.2.1. Kết quả tính toán thực hiện bởi phần mềm SasPro (Chi tiết xem phụ lục tính toán)

3.2.2. Kết quả tính toán thực hiện bởi phần mềm “GeoTecco1” thực hiện (Chi tiết xem phụ lục tính toán)

3.2.3. So sánh kết quả thực hiện giữa hai phần mềm

Từ chi tiết kết quả tính toán xử lý nền đất yếu (chi tiết phụ lục tính toán xử lý nền đất yếu) với giải pháp xử lý bằng giếng cát (SD) kết hợp đắp theo 3 giai đoạn bằng phần mềm “SasPro” và phần mềm “GeoTecco1” cho thấy:

• Theo độ lún và độ cố kết khi chưa có giải pháp xử lý:

Độ lún cố kết Sc

+ Tại tim đường: Sctđ =174.30 cm + Tại vai đường: Scvđ = 150.00 cm + Tại chân taluy: Scctl = 34.70 cm

Độ lún tức thời Si và độ lún tổng cộng S:

+ SasPro không đưa ra được độ lún tức thời và độ lún tổng cộng.

Độ cố kết và độ lún theo thời gian Qt và St:

+ Tại thời điểm 2 năm: U(t) =9.6%

 S(t) =174.30*9.6% = 16.73 cm + Tại thời điểm 17 năm:

U(t) =27.9%

 S(t) =174.30*27.9% = 48.63 cm

Độ lún cố kết Sc

+ Tại tim đường: Sctđ =171.69 cm + Tại vai đường: Scvđ = 146.27 cm + Tại chân taluy: Scctl = 34.58 cm

Độ lún tức thời Si và độ lún tổng cộng S:

Độ lún tổng cộng S = Si + Sc , trong đó Si = m*Sc, (m = 0.2 do chương trình nhập vào)

+ Tại tim đường: S =206.03cm + Tại vai đường: S = 175.52 cm + Tại chân taluy: S = 41.50 cm

Độ cố kết và độ lún theo thời gian Qt và St:

+ Tại thời điểm 2 năm: U(t) =9.6%

 S(t) =171.69*9.6% = 16.48 cm + Tại thời điểm 17 năm:

U(t) =28.10%

 S(t) =171.69*28.1% = 48.24 cm - Chênh lệch kết quả độ lún tính toán giữa hai phần mềm

∆Sctđ = (174.30-171.69) = 2.61 cm ∆Scvđ = (150-146.69) = 3.31 cm ∆Scctl = (34.70-34.58) = 0.12 cm

- Chênh lệch kết quả độ cố kết tính toán giữa hai phần mềm ∆U(t =2 năm) = 16.73-16.48 = 0.25 %

∆U(t =17 năm) = 48.63-48.24 = 0.39 %

• Khi có giải pháp xử lý bằng giếng cát - Kết quả tính toán theo “SasPro”

Phần mềm chỉ đưa ra được độ cố kết và độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc đắp và chờ cố kết giai đoạn cuối (Giai đoạn 3) cụ thể kết quả như sau: + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp U(t) =62.3 %.

+ Độ lún tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp S(t) =101.6 cm.

+ Độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp Sr = 61.6 cm. + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc chờ cố kết U(t) = 84.8 %.

+ Độ lún tại thời điểm kết thúc chờ cố kết S(t) =138.4 cm.

+ Độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc chờ cố kết Sr = 24.8 cm < 30 cm 

Đạt.

+ Biểu đồ thể hiện đường đắp lý thuyết và thực tế

- Kết quả tính toán theo “GeoTecco1”

Phần mềm đã tính toán và đưa ra được độ cố kết ở tất cả các giai đoạn đắp, đây là một ưu điểm nổi bật hơn nữa so với phần mềm SasPro. Cụ thể như sau:

 Giai đoạn 1

+ Độ cố kết tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp

•Trong phạm vi xử lý giếng cát: Uv-h =18.42 %.

•Ngoài phạm vi xử lý giếng cát: U’v=4.55%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 15.29%. + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc chờ cố kết

•Trong phạm vi xử lý giếng cát: Uv-h =75.95 % > 70% Đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn thiết kế.

•Ngoài phạm vi xử lý giếng cát: U’v=12.24%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 61.58%. + Biểu đồ thể hiện đường đắp lý thuyết và thực tế

 Giai đoạn 2

+ Độ cố kết tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp

•Trong phạm vi xử lý giếng cát: Uv-h =50.16 %.

•Ngoài phạm vi xử lý giếng cát: U’v=8.86%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 40.83%. + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc chờ cố kết

•Trong phạm vi xử lý giếng cát: Uv-h =85.30 % > 70% Đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn thiết kế.

•Ngoài phạm vi xử lý giếng cát: U’v=14.86%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 69.39%. + Biểu đồ thể hiện đường đắp lý thuyết và thực tế

 Giai đoạn 3

+ Độ cố kết tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp U(t) =63.60 %. + Độ lún tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp S(t) =109.20 cm.

+ Độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp Sr = 62.49 cm. + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc chờ cố kết U(t) = 82.62 %.

+ Độ lún tại thời điểm kết thúc chờ cố kết S(t) =141.84 cm.

+ Độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc chờ cố kết Sr = 29.85cm < 30 cm 

Đạt.

Từ những phân tích trên cho thấy kết quả tính toán giữa hai phần mềm chênh lệch rất nhỏ. Độ lún cố kết không quá 3.5 cm, Độ cố kết theo thời gian khi chưa có biện pháp xử lý chênh lệch không quá 0.4%. Kết quả này là chấp nhận được, nguyên nhân của sai số này có thể hiểu là do mỗi chương trình có cách làm tròn khác nhau dẫn đến nguồn sai số.

So sánh biểu đồ thể hiện đường đắp giai đoạn cuối theo lý thuyết và thực tế giữa hai phần mềm ta thấy ứng với giai đoạn cuối (giai đoạn 3) chiều cao thực tế sau khi chờ cố kết 180 ngày ở cả hai phần mềm đều là 3.5 m. Điều này chứng tỏ lựa chọn chiều cao phòng lún và giải pháp xử lý ứng với hai phần mềm là hoàn toàn chuẩn xác. Tuy nhiên ở phần mềm Geotecco1 ta thấy phần mềm thể hiện dưới dạng tường mình hơn ở các giai đoạn trung gian khi cung cấp diễn biến kết quả lún theo thời gian và thể hiện giá trị luôn trên đồ thị nhằm cung cấp cho đơn vị thi công dự đoán diễn biến lún theo từng giai đoạn, trong khi phần mềm SasPro không có những giá trị tính toán này.

• Giải pháp xử lý bằng cọc cát đầm chặt - Kết quả tính toán theo “SasPro”

Phần mềm không có giải pháp xử lý này. - Kết quả tính toán theo “Geotecco1”

Lựa chọn giải pháp xử lý cọc cát đầm chặt là giải pháp mà hiện tại phần mềm SasPro chưa thể giải quyết được do vậy việc phần mềm Geotecco1 đã giải quyết được là một lợi thế nữa so với phần mềm SasPro.

Lựa chọn thiết kế đắp một giai đoạn kết hợp xử lý bằng cọc cát đầm chặt (SCP).

 Giai đoạn 1

+ Độ cố kết tại thời điểm kết thúc giai đoạn đắp

•Trong phạm vi xử lý SCP: Uv-h =24.91 %.

•Ngoài phạm vi xử lý SCP: U’v=9.25%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 22.39%. + Độ cố kết tại thời điểm kết thúc chờ cố kết

•Trong phạm vi xử lý SCP: Uv-h =93.43 % > 70% Đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn thiết kế.

•Ngoài phạm vi xử lý SCP: U’v=29.06%.

•Độ cố kết chung của nền: U = 83.05%.

+ Độ lún còn lại tại thời điểm kết thúc chờ cố kết Sr = 29.10cm < 30 cm 

Đạt.

+ Biểu đồ thể hiện đường đắp lý thuyết và thực tế

• Xử lý số liệu quan trắc lún - Kết quả xử lý theo “SasPro”

Phần mềm không có giải pháp xử lý này.

- Kết quả tính toán theo “Geotecco1”: Chi tiết kết quả xem phụ lục 4.

3.3. Kết luận chương 3

Kết quả xử lý khi kết chờ cố kết giai đoạn cuối cho thấy, cả hai phần mềm đều trở về đúng chiều cao thiết kế khi kết thúc giai đoạn thi công xử lý nền và độ lún dư đều đạt yêu cầu chứng tỏ cả hai phần mềm đều đưa ra kết quả đều thoả mãn quy trình quy định về độ lún dư còn lại sau khi thi công kết cấu áo đường.

Phần mềm Geotecco1 đã chứng tỏ được sự vượt trội so với phần mềm SasPro thông qua thể hiện chi tiết rõ ràng hơn từng giai đoạn đắp qua các biểu đồ và đáp ứng được thêm nhiều giải pháp xử lý hơn như giải pháp Cọc cát đầm chặt và đắp theo giai đoạn độc lập.

Một phần của tài liệu So sánh phần mềm Xử lý nền đất yếu Geo với SasPro (Trang 80)