ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LA
3.2.2.7. Công tác kiểm tra, kiểm soat.
Thực hiện việc kiểm tra kiểm soát theo chương trình công tác của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và của chi nhánh. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm túc những sai phạm phát sinh trong quá trình kinh doanh.
3.2.2.8.Công tác tổ chức cán bộ đào tạo.
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho tất cả cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai sẽ phối hợp với Trung tâm đào tạo, Trung tâm tin học và các Trường Đại Học để lựa chọn các nội dung cần thiết để đào tạo cán bộ.
- Kiện toàn và tăng cường cán bộ lãnh đạo từ Chi nhánh đến cỏc phũng giao dịch để đủ năng lực xử lý nghiệp vụ kinh doanh.
- Luân chuyển cán bộ theo quy định của Nghị định 158 của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện Nghị định này của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
3.2.2.9.Đề xuất, kiến nghị.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai có thể vươn lên trong cơ chế cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội, kính đề Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam:
- Hỗ trợ tích cực về mọi mặt cho chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và trong việc đào tạo và đào tạo lại các nghiệp vụ cho cán bộ của chi nhánh.
- Là chi nhánh có xuất phát điểm thấp, để đảm bảo kinh doanh và thu nhập, đề nghị Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam khi giao chỉ tiêu kế hoạch cho chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai không giao chung như giao chỉ tiêu cho toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp.
KẾT LUẬN
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hoàng Mai nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ luôn giữ vững mục tiêu là vị trí Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiến tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế ,với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng.
Qua bài báo cáo ta có thể hiểu thêm về Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hoàng Mai về: Qỳa trỡnh hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy làm việc của Chi nhánh. Và việc nghiên cứu thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua một số hoạt động như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, kế toán, ngân quỹ … kết hợp với đánh giá xem xét tình hình kinh tế địa phương nơi chi nhánh đặt trụ sở ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Qua đó có thể thấy bên cạnh những thành công trong hoạt đông kinh doanh của mình như đạt được một số chỉ tiêu như: chỉ tiêu về huy động vốn, chênh lệch thu chi chưa lương, thu dịch vụ, hệ số lương , thỡ còn một số chỉ tiêu chưa đạt được như: Chỉ tiêu dư nợ, thị phần tín dụng chưa được mở rộng, kết quả kinh doanh còn nhiều hạn chế, tình hinh nợ xấu vẫn tiếp tục tăng , trình độ cán bộ, nhân viên của ngân hàng còn yếu kém, vấn đề hội nhập kinh tế thế giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức…Vì vậy cần phải có những giải pháp phát huy những cái mạnh đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại .
Để làm được điều này thì bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Hoàng Mai đề ra những giải pháp tổng thể, hiệu quả mang tính triệt để để khắc phục khó khăn thì bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn toàn bộ hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, kết hợp với những chủ trương chính sách của Nhà nước cùng với các cam kết hội nhập kinh tế thế giới, để làm sao đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng ngày một phát triển đi lên, giữ vị trí chủ chốt là Ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng trong nước và khu vực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.