Ngành dịch vụ logistic của Việt nam

Một phần của tài liệu Công tác logistics trong phân phối (Trang 27)

1. Đặc điểm thị trƣờng dịch vụ logistic ở Việt Nam:

Mặc dù logistic đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ,cho đến nay, thị trường logistic ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển,với những đặc điểm cơ bản sau:

Một thị trường có qui mô không lớn, nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn. Đặc biệt, chi phí logistic so với GDP của VN còn chiếm tỷ trọng quá cao.

Nghiên cứu cho thấy, trong khi chi phí logistic so với GDP của Mỹ chỉ là 7,7%;của Singapo là 8%;Nhật Bản -11%;Trung Quốc-18%.thì của VN chiếm tới 25%GDP,trong đó chủ yếu là giá trị hàng tồn kho,một tỷ lệ quá cao.Ước tính GDP năm 2009 của VN là 94,6 tỷ USD, vậy chi phí logistic khoảng 23,6 tỷ USD.

Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh

nghiệm trong điều hành xếp dỡ container.

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như TSN, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường không dược thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt VN vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp.

28 Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt: Do nhận biết được Logistic là 1 lĩnh vực hoạt động đăc biệt, có thể mang lại lợi nhuận siêu ngạch, nên thời gian gần đây, ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xảy ra hiện tượng nhà nhà đăng kí kinh doanh logistics, người người đăng kí logistics. Theo sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.HCM trung bình mỗi tuần có 1 công ty Logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics,Chính vì vậy,số lượng công ty có liên quan đến hoạt động logistic tăng lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp nhỏ hoạt động rời rạc đơn lẻ, mỗi DN chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt mà chủ yếu là canh tranh về giá. Gia nhập WTO,cạnh tranh sẽ gay gắt khốc liệt hơn.Theo phân loại của WTO thì Việt Nam đã cam kết 17 tiểu ngành của 6 phân ngành trong dịch vụ vận tải,bao gồm:dịch vụ vận tải biển,dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.Nghiên cứu biểu cam kết về dịch vụ cho thấy:Về dịch vụ vận tải biển,đây là phần cam kết có tác động nhiều nhất đến các DN Việt Nam,cụ thể:cho các công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập liên doanh có vốn góp không quá 51% ngay sau Việt Nam gia nhập WTO và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập.Chính vì vậy,cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động này sẽ rất gay gắt và có tác động lớn đến các DN Việt Nam kinh doanh vận tải biển,làm đại lí tàu biển và đại lí vận tải.Dịch vụ vận tải đường sắt và vận tải đường thủy nội địa, các doanh nghiệp VN bị tác động ít hơn vì chỉ cam kết cho thành lập liên doanh với vốn góp của nước ngoài không quá 49%. Dịch vụ vận tải đường biển cam kết chỉ dừng ở mức cho phép thành lập liên doanh với tỉ lệ góp vốn của phía nước ngoài không quá 49% ngay khi gia nhập sau 3 năm tùy theo nhu cầu của thị trường có thể lập liên doanh với 51% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa.Cam kết còn qui định,100% lái xe của liên doanh phải là người VN.Đối với dịch vụ vận tải hàng không,hiện WTO chưa điều chỉnh dịch vụ vận tải,mà chỉ điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ như:dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không,đặt giữ chỗ bằng máy vi tính,dịch vụ bão dưỡng và sữa chữa máy bay.Cam kết của Việt Nam về các dịch vụ này khá cao,rất ít các hạn chế với các nhà đầu tư nước ngoài.Ví dụ các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé máy bay của mình hoặc các đại lí tại VN;hoặc kể từ ngày gia nhập,cho phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%.Sau 5 năm kể từ khi gia nhập,cho phép thành lập DN 100% vốn đầu tư nước ngoài.Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.bao gồm: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ kho bãi,dịch vụ đại lý vận tải

29 hàng hóa và 1 số dịch vụ hỗ trợ khác.Trong lĩnh vực này,đối với mỗi loại dịch vụ,Vn có hàng hóa và 1 số dịch vụ hỗ trợ khác.Trong lĩnh vực này,đối với mỗi loại dịch vụ,Vn có những cam kết riêng cụ thể,ví dụ:dịch vụ xếp dỡ container,Việt Nam cam kết,kể từ ngày gia nhập,chỉ cho phép những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh đối với đối tác VN,trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50%.Dịch vụ kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa,kể từ ngày gia nhập cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%.Sau 7 năm kể từ khi gia nhập sẽ không hạn chế.Các dịch vuh khác,VN cam kết: kể từ ngày gia nhập chỉ cho phép những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh đối với đối tác VN,trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%.Sau 3 năm gia nhập hạn chế này sẽ là 51%,sau 4 năm hạn chế về vốn này sẽ xóa bỏ.Cung với những tác động của cam kết về tiếp cận thj trường và đối xử quốc gia,các DN trong ngành giao thông vận tải còn chiu tacs động lớn do Vn cam kết bãi bỏ nhưng trợ cấp bị cấm theo qui định của WTO mà từ trước đén nay chúng ta vẫn áp dụng để hộ trợ cho các DN Việt Nam

2. Thực trạng ngành logistic VN

Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng hơn 800 công ty giao nhận chính thức đang hoạt động(thực tế có trên 1000 công ty tham gia vào lĩnh vực này),trong đó có khoảng 18% là công ty nhà nước,70% là công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân,10% các đơn vị giao nhận chưa có giấy phép và 2% công ty logistic do vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vốn.Tính đến háng 2/2010 có 115 công ty là thành viên của Hiệp Hội Giao nhận Việt Nam(VIFFAS),trong đó có 103 hội viện chính thức và 12 Hội viên liên kết .Đa số,các công ty đều có qui mô nhỏ và vừa.Vốn đăng kí bình quân 1.5 tỷ đồng.Chỉ có 1 vài công ty nhà nước là tương đối lớn như:Vietrans,Viconship,Vinatrans….Theo nghiên cứu của viện Nomura(Nhật),các doanh nghiệp Vn chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu cảu thị trường dịch vụ logistic tại VN.Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ so với 1 số nước khác,nhung chất lượng dịch vụ chưa cao và phát triển chưa bền vững.

Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Các DN Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ, chưa khai thác hết những cơ hội do nghành Logistics tạo ra mặc dù nghành này ngày càng phát triển. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường

30 biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang

thèm muốn và tập trung khai phá.

Hiện tại, trên cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong đó, VIFFAS có 97 hội viên (77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một

cách thức thống nhất.

Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container.

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như TSN, Nội Bài, Đà nẳng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường không dược thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt VN vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Công tác logistics trong phân phối (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)