GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (Trang 36 - 38)

MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THCS.

1.Mục tiêu tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ trong môn vật lý 1.1. Về kiến thức

- HS nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, cơ năng, điện năng, nhiệt năng, hạt nhân nguyên tử, công, công suất, hiệu suất; các định luật Jun - lenxơ và các máy phát điện, máy cơ…, vận dụng để sử dụng NLTK & HQ có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.

- HS hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy và hoạt động tiêu thụ năng lượng, hiệu suất của quá trình biến đổi năng lượng và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong đời sống cũng như khoa học kỹ thuật.

- HS làm TN, tìm hiểu các khái niệm này và vận dụng vào thực tiễn giải thích các hiện tượng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

- HS sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không chỉ có những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK mà còn có những điều phù hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với các tình huống HS gặp phải trong đời sống.

37

1.2. Về kĩ năng.

- Làm TN, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng năng lượng ở địa phương.

- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng NLTK & HQ qua môn Vật lí: sử dụng các thiết bị điện, vận hành các động cơ … - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt ...) và phát triển các ngành công nghiệp.

- Liên kết các môn học với nhau về sử dụng NLTK & HQ.

1.3. Về thái độ, hành vi.

Có hành vi sử dụng NLTK & HQ ở trong lớp học, tại nhà trường, địa phương nơi các em đang sống; có thái độ phê phán và tuyên truyền về sử dụng NLTK & HQ trong gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(38 trang)