đào tạo chưa thật sự đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (về nội dung, phương thức đào tạo, trình độ và phương pháp của giảng viên...)9. Nhưng đó cũng có thể là do nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm tới ảnh hưởng của các cam kết thương mại quốc tế tới hoạt động của mình10 và vì vậy chưa nhận thấy nhu cầu cần đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong vấn đề này. Đây là tình trạng chung ở nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, với mối quan tâm là những vấn đề hàng ngày (ví dụ kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kê khai quyết toán thuế, thực hiện thủ tục hải quan...) chứ chưa tính đến các vấn đề lớn hơn về chính sách hay pháp luật thương mại quốc tế (kết quả khảo sát cũng ủng hộ nhận định này, khi mà tần suất tham gia các khóa đào tạo về các chủ đề như kỹ năng quản trị hay giao dịch thương mại quốc tế cao hơn hẳn so với tần suất tham gia các khóa đào tạo về các cam kết thương mại quốc tế đã ký kết hoặc đang đàm phán).
- Thông thường, với một hoạt động còn được đánh giá là có tần suất thấp, khuyến nghị nếu có sẽ là cần chú trọng tập trung cho mảng hoạt động này, tăng cường số lượng, chất lượng cũng như diện hoạt động.
Mặc dù vậy, với những phân tích phía trên về mức độ tích cực (và quan tâm) trong tham gia của doanh nghiệp cùng với thực tế là các Trung tâm WTO hầu hết đều hạn chế về nguồn lực (trong khi chi phí để tổ chức các khóa đào tạo trực tiếp11 là khá lớn trong so sánh với số lượng đối tượng thụ hưởng), có lẽ các Trung tâm WTO cần cân nhắc về cách thức tiến hành hoạt động này.
Một mặt, đào tạo là phương pháp không thể thiếu và có hiệu quả cao trong nâng cao năng lực, và vì vậy là hoạt động không thể bỏ qua của các Trung tâm WTO trong hỗ trợ doanh nghiệp có hiểu biết, và từ đó có hành động thích hợp, về các cam kết thương mại quốc tế. Vì vậy, các Trung tâm WTO vẫn cần thiết phải dành nguồn lực và có kế hoạch cho hoạt động này.
Mặt khác, do chi phí tổ chức cao, mức độ quan tâm của doanh nghiệp hiện còn thấp và số lượng đối tượng thụ hưởng từ hoạt động này khá hạn chế12, cần có những biện pháp khác để nâng cao hiệu quả (ít nhất từ góc độ chi phí của hoạt động này).
Ví dụ, thay vì tổ chức nhiều khóa đào tạo về cùng một chủ đề, có thể tính tới việc tổ chức một khóa đào tạo cho mỗi chủ đề, sau đó đăng tải tài liệu, băng ghi âm/ghi hình của khóa đào tạo trên website thông tin của Trung tâm để
9
Vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn khi xem xét kết quả khảo sát liên quan tới chất lượng các dịch vụ được cung cấp bởi các Trung tâm WTO ở phần sau của Báo cáo này.
10
Liên quan tới vấn đề này, lý do về tài chính (phí đào tạo mà doanh nghiệp phải trả khi tham gia đào tạo) không được tính tới bởi theo rà soát thì cho đến nay các khóa đào tạo do các Trung tâm WTO ở Việt Nam cung cấp đều miễn phí.
11
Rà soát cho thấy chưa có Trung tâm WTO nào ở Việt Nam cung cấp dịch vụ đào tạo từ xa.
12
Theo tính toán của IDLO (Tổ chức luật phát triển quốc tế, chuyên thực hiện các khóa đào tạo về pháp luật thương mại quốc tế) thì đào tạo kỹ năng chuyên sâu không thể có nhiều hơn 25 học viên, một khóa đào tạo kiến thức chung cũng không nên quá 50 học viên.