nghiệp trong hoạt động kinh doanh thường nhật (kỹ năng quản trị, kỹ năng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế). Nhóm các chủ đề liên quan tới khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (tác động của các cam kết, quy định pháp luật nội địa, cam kết trong WTO và các FTAs) thu hút sự tham gia của doanh nghiệp ở mức thấp hơn. Chủ đề mà doanh nghiệp ít để tâm tham gia nhất là về các kỹ năng vận động chính sách thương mại quốc tế. Nói cách khác, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp ít tham gia các khóa đào tạo của các Trung tâm WTO về những vấn đề chính sách vĩ mô, chung hoặc chưa bị gặp phải vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Hình: Tần suất hoạt động đào tạo của các Trung tâm WTO
Một số bình luận đối với kết quả khảo sát này:
- Khác với các loại hỗ trợ khác như cung cấp thông tin hoặc tư vấn, hoạt động đào tạo do các Trung tâm WTO tổ chức đòi hỏi sự tham gia phối hợp tích cực hơn từ phía các doanh nghiệp bên cạnh sáng kiến chủ động của các Trung tâm thông qua việc cử cán bộ nhân viên của doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo. Vì vậy, kết quả khảo sát về tần suất (mức độ thường xuyên) tham gia các khóa đào tạo do các Trung tâm WTO tổ chức cùng lúc cho thấy 02 khía cạnh.
Một mặt, kết quả này cho thấy tần suất thực hiện các hoạt động đào tạo của các Trung tâm WTO là rất khiêm tốn so với yêu cầu về xây dựng/nâng cao năng lực trong vấn đề này.
Mặt khác, kết quả này có thể cũng phản ánh một thực tế theo chiều ngược lại là doanh nghiệp ít tham gia/hưởng ứng các khóa đào tạo do các Trung tâm WTO cung cấp. Tất nhiên, từ kết quả này không thể suy đoán được về lý do của sự ít quan tâm của doanh nghiệp đối với các khóa đào tạo này. Mặc dù vậy, từ thực tế hoạt động của các Trung tâm WTO, có thể có một số lý do giải thích cho hiện tượng này. Đó có thể là do chất lượng của các khóa