Phân loại các giao thức định tuyến cho MANET [16]

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sự di động của nút mạng đến hiệu quả của các thuật toán định tuyến trong mạng MANET (Trang 29)

Các giao thức định tuyến trong mạng MANET ra đời bằng cách cải tiến, bổ sung và kết hợp các thuật toán của các giao thức định tuyến truyền thống (Link State Routing, Distance Vector Routing, Source Routing) với nhau. Dưới đây tôi trình bày sơ lược về bốn giao thức định tuyến DSDV, OLSR, AODV và DSR được trình bày trong luận văn.

Destination-Sequenced Distance-Vector Routing (DSDV) là giao thức định tuyến bảng cho các mạng ad hoc dựa trên thuật toán Bellman-Ford. Nó được phát triển bởi C. Perkins và P.Bhagwat vào năm 1994. Đóng góp chính của thuật toán là giải quyết vấn đề lặp định tuyến.

Optimized Link State Routing Protocol (OLSR) là giao thức định tuyến IP tối ưu hóa cho các mạng ad hoc đặc biệt. Nó thuộc nhóm giao thức định tuyến chủ ứng dựa trên trạng thái liên kết, sử dụng thông báo Hello and Topology Control (TC) để tìm và sau đó lan truyền thông tin trạng thái liên kết trong toàn mạng. Từng nút sử dụng thông tin topo mạng để tính toán những chặng tiếp theo đến mọi đích trong mạng theo đường đi có số chặng chuyển tiếp nhỏ nhất.

Ad hoc On-Demand Distance Vector (AODV) là giao thức định tuyến cho các mạng MANET. Nó được phát triển bởi trung tâm nghiên cứu Nokia, Đại học California, Santa Barbara và Đại học Cincinnati bởi Perkins, E. Belding-Royer và S. Das. AODV là giao thức định tuyến phản ứng, nó thiết lập một tuyến đường đến đích khi có yêu cầu. Cũng giống như DSDV, AODV sử dụng số sequence number để cập nhật tuyến đường để tránh vấn đề lặp định tuyến.

Dynamic Source Routing (DSR) là giao thức định tuyến cho các mạng ad hoc. Tương tự như AODV, DSR là định tuyến theo yêu cầu. Tuy nhiên, nó sử dụng định tuyến nguồn thay vì sử dụng bảng định tuyến tại từng điểm trung gian.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của sự di động của nút mạng đến hiệu quả của các thuật toán định tuyến trong mạng MANET (Trang 29)