CHUẨN BỊ: 1 Đồ dùng dạy học:

Một phần của tài liệu my thuat 9 - nguyen bao ngoc - truong la nga (Trang 25 - 28)

1. Đồ dùng dạy -học: _ Giáo viên:

+ Giáo án.

+ Chuẩn bị tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng từ mẫu. _ Học sinh:

+ SGK.

+ Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 2. Phương pháp dạy- học: _ Phương pháp trực quan. _ Phương pháp vấn đáp, gợi mở. _ Phương pháp luyện tập.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài mới: 1. Giới thiệu bài mới:

_ Phóng tranh là một kỹ thuật mà khi thực hiện nó sẽ rèn luyện được khả năng quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ học cách phóng tranh ảnh.

Giáo án Mỹ thuật 9 Nguyễn Thị Bảo Ngọc

HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.

_ Tác dụng của phóng tranh ảnh như thế nào?

_ Phóng tranh ảnh để phục vụ cho việc học tập. _ Ví dụ: Phong tranh ảnh để làm báo tường. + Phóng tranh ảnh phục vụ lễ hội.

+ Phóng tranh ảnh để trang trí góc học tập. _ Thế nào là phóng tranh ảnh?

I/ QUAN SÁT NHẬN XÉT.

_ HS trả lời theo quan sát.

_ Phóng tranh, ảnh là cách vẽ lại bức tranh đó to lên gấp nhiều lần theo tỷ lệ và phương pháp nhất định.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS cách vẽ hình.

_ Có hai cách phóng tranh, ảnh.

_ GV chọn một tranh, ảnh đơn giản, dung thước để kẻ ô vuông theo chiều dọc và chiều ngang.

_ Phóng to tỷ lệ ô vuông lên bảng lớp ( 5 hoặc 6 lần). _ Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông. _ Vẽ hình cho giống với mẫu.

_ Kẻ các đường chéo và các ô hình chữ nhật nhỏ trên hình mẫu.

_ Đặt tranh, ảnh mẫu vào góc dưới bên trái tờ giấy. _ Dùng thước kẻ kéo đường dài đường chéo của tranh, ảnh định phóng. Dựa vào đường chéo, có thể phóng hình với tỷ lệ theo ý định bằng cách: lấy điểm bất kỳ trên đường chéo, kẻ các đường vuông góc tới mép giấy ( sẽ phóng) ta sẽ có khung hình đồng dạng với khung hình mẫu.

_ Kẻ ô ở hình lớn ( theo ô đã kẻ ở hình mẫu). _ Nhìn hình mẫu, dựa vào các đường chéo, đường ngang, dọc để phác hình theo tranh, ảnh mẫu.

II/ CÁCH VẼ

1. Kẻ ô vuông:

_ HS quan sát GV tiến hành trên bảng.

2. Kẻ đường chéo.

_ HS theo dõi biết được cách phóng tranh ảnh này.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.

_ GV yêu cầu HS chọn một tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã kẻ ô và phóng.

_GV bao quát lớp, giúp đỡ những HS yếu trong các thao tác vẽ phóng tranh, ảnh

+ Yêu cầu HS kẻ ô bằng bút chì.

+ Ước lượng độ lớn của hình định phóng.

III/ THỰC HÀNH

_ HS làm bài phóng tranh với một trong hai cách phóng tranh đã hướng dẫn.

Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

_ GV lấy một số bài phóng tranh của HS, cho HS nhận xét trước lớp.

_ GV nhận xét.

+ Sử dụng cách phóng tranh nào

+ Hình vẽ trong hình phóng to với hình mẫu.

_ GV biểu dương tinh thần học tập của những HS có ý thức tốt.

_ HS nhận xét.

_ HS nghe GV nhận xét.

3.Bài tập về nhà:

_ Hoàn thành bài phóng tranh, ảnh.

Giáo án Mỹ thuật 9 Nguyễn Thị Bảo Ngọc Ngày soạn:……./……/……. Ngày dạy: ……./……/……. Tuần:……..Tiết:…….. Bài 10: VẼ TRANH ĐỀ TÀI LỄ HỘI ( Kiểm tra 1 tiết)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

_ Củng cố kiến thức vẽ tranh đề tài.

_ Đây là bài kiểm tra 1 tiết, nhằm đánh giá khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của HS.

_ Đánh giá khả năng sang tạo của HS: những biểu hiện tình cảm, óc sang tạo trong bài vẽ tranh thong qua cách lựa chọn hình ảnh và sử dụng màu sắc.

2. Kỹ năng:

_ HS vẽ được một bức tranh đề tài lễ hội.

3. Thái độ:

_ Biết yêu mến các lễ hội Việt Nam.

II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy- học: 1. Đồ dùng dạy- học: _ Giáo viên:

+ Đề kiểm tra 1 tiết. + Giáo án.

+ Sưu tầm một số tranh về đề tài sinh hoạt, chân dung, để HS so sánh. + Ảnh chụp một số danh lam thắng cảnh, phong cảnh đẹp của quê hương. + Một số bài vẽ của HS năm trước.

+ Hình gợi ý cách vẽ tranh. _ Học sinh:

+ SGK.

+ Giấy vẽ, chì, tẩy, vở ghi bài.

+ Sưu tầm tranh phong cảnh quê hương. 2.Phương pháp dạy- học:

_ Phương pháp trực quan. _ Phương pháp gợi mở. _ Phương pháp luyện tập.

Một phần của tài liệu my thuat 9 - nguyen bao ngoc - truong la nga (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w