Điều khiển công suất vòng kín (CLPC)

Một phần của tài liệu Vấn đề tác động nhiễu lên sự đồng bộ trong hệ MC-CDMA (Trang 37)

CLPC được sử dụng để điều khiển công suất khi kết nối đã được thiết lập. Mục đích chính là để bù những ảnh hưởng của sự biến đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến. Do đó, chu kỳ điều khiển phải đủ nhanh để phản ứng lại sự thay đổi nhanh của mức tín hiệu vô tuyến.

Trong CLPC, BTS điều khiển UE tăng hoặc giảm công suất phát. Quyết định tăng hoặc giảm công suất phụ thuộc vào mức tín hiệu thu SNR tại BTS. Khi BTS thu tín hiệu từ UE, nó so sánh mức tín hiệu thu với một mức ngưỡng cho trước. Nếu mức tín hiệu thu được vượt quá mức ngưỡng cho phép, BTS sẻ gửi lệnh điều khiển công suất phát (TPC) tới UE để giảm mức công suất phát của UE. Nếu mức tín hiệu thu được nhỏ hơn mức ngưỡng, BTS sẻ gửi lệnh điều khiển đến UE để tăng mức công suất phát.

TPC: Transmit Power Control: Điều khiển công suất phát.

Hình 2.12 Cơ chế điều khiển công suất CLPC

Các tham số được sử dụng để đánh giá chất lượng công suất thu nhằm thực hiện quyết định điều khiển công suất như: SIR, tỷ lệ lỗi khung FER, tỷ lệ lỗi bit BER. Cơ chế CLPC nói trên là cơ chế điều khiển công suất vòng trong và đó cơ chế điều khiển công suất nhanh nhất trong hệ thống CDMA.

2.6 Nhận xét

Từ các phần trình bày ở trên, ta có thể thấy được kỹ thuật trải phổ CDMA có khá nhiều ưu điểm nổi bật vì thế hiện nay nó đã và đang được ứng dụng khá rộng rãi trong các hệ thống thông tin. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn còn một số các nhược điểm cần khắc phục.

2.6.1 Ưu điểm

- Cho dung lượng cao.

- Khả năng chống nhiễu phading tốt. - Bảo mật thông tin tốt.

- Dễ dàng áp dụng cho các hệ thống đòi hỏi cung cấp linh hoạt dung lượng kênh cho từng người sử dụng.

BTS UE UE Lệnh TPC Lệnh TPC Quyết định điều khiển công suất Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC Điều chỉnh P_trx của UE theo lệnh TPC

- Cho phép chuyển giao lưu lượng mềm giữa các vùng phủ sóng nhờ vậy không xẩy ra mất thông tin khi thực hiện chuyển giao.

- Vì có thể sử dụng chung tần số cho nhiều người sử dụng nên quy hoạch mạng cũng đơn giản hơn.

2.6.2 Khuyết điểm

- Đồng bộ khá phức tạp. - Cần nhiều mạch điện xử lý.

- Mạng chỉ cho hiệu suất sử dụng cao khi nhiều người cùng sử dụng chung tần số.

Chương 3: HỆ THỐNG MC-CDMA

Như đã trình bày trong hai chương trước, kỹ thuật điều chế OFDM và kỹ thuật trải phổ CDMA có rất nhiều ưu điểm đáng được quan tâm. Hệ thống CDMA luôn mạnh mẽ đối với phading chọn lọc tần số, độ bảo mật khá cao và nó đã được ứng dụng thành công trong các dịch vụ thông tin di động như IS-95 và hệ thống 3G. Ở một khía cạnh khác, hệ thống OFDM cũng thể hiện nhiều tính năng vượt trội. Cho nên vào năm 1993, ý tưởng về sự kết hợp giữa CDMA và OFDM đã hình thành và ngày càng được phát triển , từ đó dẫn đến sự ra đời của một mô hình mới đó là mô hình đa truy cập đa sóng mang CDMA (MC-CDMA). Do kế thừa tất cả những ưu điểm của CDMA và OFDM nên mô hình này có khả năng truyền tốc độ cao, có tính bền vững với phading chọn lọc tần số, sử dụng băng thông hiệu quả, có tính bảo mật cao và giảm độ phức tạp của hệ thống. Trong chương này sẽ trình bày một số đặc điểm chính của hệ thống MC-CDMA.

Một phần của tài liệu Vấn đề tác động nhiễu lên sự đồng bộ trong hệ MC-CDMA (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)