Giải pháp về Marketing

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực phẩm dinh dưỡng tại Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Việt Nam (Trang 37)

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu điều tra thu thập thông tin là dòng máu nuôi dưỡng công ty, tạo khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng và hiện có, đồng thời luôn nắm bắt được dự phát triển và những chiều hướng của thị trường. Thu thập thông tin, nghiên cứu điều tra cần phải xem như bộ phận không thể tách rời trong chiến lược chính của công ty và mỗi người trong công ty có vai trò quan trọng phải thực hiện. Không có thông tin nào được coi là quá nhỏ hoặc không có ý

nghĩa. Sự rắc rối trên mọi thị trường được giải quyết từ sự kết hợp vô số những thông tin đơn lẻ thành một bức tranh khái quát.

Điều tra thị trường, dự báo nhu cầu của thị trường giúp công ty biết được mức tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường như thế nào mà từ đó có biện pháp điều chỉnh hệ thống phân phối sao cho phù hợp tránh chỗ thừa chỗ khan hiếm.

Thu thập thông tin cũng giúp công ty hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh của mình, có những chiến lược đúng đắn cạnh tranh với đối thủ, tránh được những trường hợp bị động, bất lợi cho công ty, điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường mục tiêu.

• Mở rộng hoạt động hỗ trợ bán hàng - Đối với hoạt động quảng cáo.

Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, trước tiên cần hoàn thiện và đổi mới hoạt động quảng cáo.

 Công ty cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động quảng cáo, từ đó mới lựa chọn được chính xác phương tiện quảng cáo tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo. Mục tiêu của hoạt động quảng cáo phải phù hợp với mục tiêu của hoạt động hỗn hợp xúc tiến bán hàng và nàm trong mục tiêu của chiến lược marketing của Công ty.

 Công ty cần thực hiện các hoạt động quảng cáo: xây dựng nội dung quảng cáo phù hợp với sản phẩm, yêu cầu của khách hàng; cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về xúc tiến bán hàng.; phân bổ chi phí quảng cáo một cách hợp lý.

 Công ty cần theo dõi và quản lí tốt hoạt động quảng cáo từ khâu đầu đến khâu cuối. Đặc biệt khi kết thúc chiến dịch quảng cáo cần tổ chức kiểm tra và đánh giá hiệu quả của hoạt động này.

 Công ty cần tăng cường hiểu biết về thương mại điện tử và thương hiệu quảng cáo trên Internet để khai thác có hiệu quả hoạt động này. Ngày nay số lượng khách hàng nhận thông tin qua mạng Internet ngày càng nhiều, khả năng bán hàng và quảng cáo trên mạng tăng lên rõ rệt. Do đó công ty cần đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ để tổ chức và quản lí hoạt động quảng cáo trên phương tiện hiện đại này.

 Để thực hiện hoạt động khuyến mại có hiệu quả cần thiết phải xây dựng ngân sách một cách hợp lí, có kế hoạch chủ động cho từng thời kì ngắn hạn (tuần, tháng) cụ thể và kết hợp với kế hoạch dài hạn hơn (một quý, 6 tháng hoặc 1 năm). Nói chung cần tránh những hoạt động khuyến mại đột xuất, mang tính đối phó.

 Cần chuẩn bị và lựa chọn kĩ thuật khuyến mại phù hợp.

Mỗi kĩ thuật khuyến mại có tác dụng riêng biệt trong khi sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của các khách hàng mục tiêu khác nhau. Do đó cần lựa chọn những kĩ thuật khuyến mại phù hợp để đạt được tính tương thích cao nhất đối với mỗi chủng loại sản phẩm và từng đối tượng khách hàng.

Tiếp đó, việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, kĩ thuật cho hoạt động khuyến mại cũng rất quan trọng, nếu không sẽ làm giảm hiệu quả của các đợt khuyến mại.

 Các hình thức khuyến mại hiệu quả cần được sử dụng: Khuyến mại mua hàng kèm tặng phẩm. Các tặng phẩm cần được nghiên cứu cho phù hợp với thị trường mới mong muốn thu được kết quả tốt.

- Đối với hoạt động bán hàng cá nhân

 Trình độ nghiệp vụ của các nhân viên bán hàng trực tiếp sẽ góp phần quan trọng trong công tác bán hàng vì họ là người đại diện cho công ty giao tiếp với khách hàng. Do đó rất cần quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng.

 Công ty cần kết hợp mời các giảng viên ở trường đại học chuyên ngành thương mại, marketing về giảng các vấn đề mang tính lý thuyết như: những nguyên lý cơ bản của việc bán hàng, kiến thức về thị trường, về marketing, về hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời cần tập huấn thêm các kỹ năng bán hàng thực tiễn, những hiểu biết sâu về công ty về sản phẩm của công ty và còn cả về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, về thị trường hàng hoá của họ.

 Công ty cũng cần đào tạo kĩ đội ngũ quản trị bán hàng để công tác bán hàng đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực phẩm dinh dưỡng tại Công ty Cổ phẩn Dược phẩm Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w