Phân loại động cơ một chiều

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo bộ điều khiển PID ghép nối giữa máy tính và vi điều khiển PSoC dùng cho động cơ robot di động (Trang 25 - 26)

Chương 2 ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU KHIỂN PID CHO ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU

2.1.4. Phân loại động cơ một chiều

Từ trường cực từ có thể được tạo ra bởi nam vĩnh cửu hoặc các nam châm điện mắc nối tiếp, song song, hay kết hợp với dây quấn phần ứng. Dựa vào phương pháp cấp dòng điện kích từ người ta thường chia động cơ điện một chiều thành các loại sau:

Động cơ nam châm vĩnh cửu: Là loại động cơ một chiều có từ trường cực từ được tạo ra bởi nam châm vĩnh cửu. Động cơ này có mômen khởi động và khả năng ổn định tốc độ tốt, tuy nhiên giới hạn về khả năng tải. chỉ thích hợp với những ứng dụng có công suất thấp. Một hạn chế khác nữa của động cơ loại này là mômen khởi động luôn giới hạn dưới 150% mômen danh định để ngăn sự khử từ nam châm vĩnh cửu.

Động cơ kích từ nối tiếp: Là động cơ một chiều mà dây quấn kích từ được mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng và chỉ quấn vài vòng với kích thước lớn vì nó phải mang dòng phần ứng. Đặc điểm của động cơ loại này là có mômen khởi động lớn, tuy nhiên lại có sự thay đổi lớn về tốc độ giữa khi chạy không tải và đầy tải. Vi đặc điểm này mà loại động cơ này không được sử dụng trong các ứng dụng mà đòi hỏi giữ nguyên tốc độ khi thay đổi tải. Ngoài ra, đối với loại động cơ này, khi hoạt đông không tải, tốc độ động cơ rất lớn, có thể làm hỏng động cở nên tránh cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải.

Động cơ kích từ song song: Là loại động cơ một chiều mà dây quấn kích từ được mắc song song với dây quấn phần ứng. Động cơ loại này có độ ổn định tốc độ cao. Cuộn dây kích từ có thể được mắc riêng hoặc sử dụng chung nguồn điện với phần ứng.

Động cơ kích từ độc lập: Là loại động cơ một chiều mà có một cuộn dây kích từ được mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng, và cuộn dây kích từ còn lại mắc song song độc lập với dây quấn phần ứng. Từ trường kích từ nối tiếp cung cấp mômen khởi động cao hơn và từ trường song song cung cấp khả năng ổn định tốc độ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo bộ điều khiển PID ghép nối giữa máy tính và vi điều khiển PSoC dùng cho động cơ robot di động (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)