Tiêu chí cơ cấu lao động (tiêu chí 12)

Một phần của tài liệu đề án xây dựng nông thôn mới xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 48)

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

3.3.Tiêu chí cơ cấu lao động (tiêu chí 12)

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao thu nhập 1 Tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10)

3.3.Tiêu chí cơ cấu lao động (tiêu chí 12)

3.3.1. Nhiệm vụ:

- Thực hiện tốt các chương trình giải quyết việc làm.

- Chương trình đào tạo nghề trong nông thôn: Phấn đấu trên 80% lao động nông nghiệp được qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất do người lao động tự chọn, trong đó có 35% lao động được đào tạo ngắn hạn và dài hạn về chuyên môn.

- Khuyến khích người lao động học nghề để chuyển đổi việc làm.

- Giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2015 tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 46%; lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 28%; lao động thương mại dịch vụ là 26%. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 38%; lao động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 32%; lao động thương mại dịch vụ là 30%. Duy trì và phấn đấu có trên 95% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên.

3.3.2. Giải pháp thực hiện:

- Thực hiện tốt các chương trình học nghề trong nông thôn theo quyết định của Chính phủ.

- Định hướng, hướng nghiệp nhân dân trong việc lựa chọn học nghề sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện, năng lực của từng người, từng gia đình, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và thị trường ở địa phương.

- Thực hiện tốt các loại hình dạy nghề như: Vừa học nghề vừa làm, đào tạo nghề tại chỗ; chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương.

- Đẩy mạnh các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhằm tạo việc làm cho người lao động.

BIỂU SỐ 27: DỰ TOÁN VỐN VAY HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ

TT Loại hình đào tạo Số lượng đào tạo

Giai đoạn đào tạo Mức hỗ trợ (tr. đồng) Nguồn vốn 01 Đại học 150 2013-2015 6.000 Ngân hàng chính sách 02 Cao đẳng 160 2013-2015 4.800 03 Trung cấp 150 2013-2015 2.000 04 Học nghề NLN 250 2013-2015 1.200 05 Học nghề TM-DV 150 2013-2015 750 06 Học nghề CN-TTCN 250 2013-2015 900 Cộng 1.110 15.650

* Giải pháp về vốn: Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề từ nguồn vốn vay ngân

hàng chính sách và chương trình đào tạo nghề nông thôn theo quyết định của Chính phủ.

3.3.3. Phân công nhiệm vụ:

- Ban chỉ đạo đào tạo nghề của xã có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo nghề giai đoạn 2013-2015.

- Thường xuyên phối hợp với các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Trung tâm dạy nghề huyện và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề để tổ chức dạy nghề cho người lao động.

- Hệ thống chính trị của xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, trong công tác học nghề chuyển đổi việc làm.

- Các nhà trường THCS và THPT chú trọng công tác đào tạo hướng nghiệp cho học sinh;

- Các cơ sở xóm tổ chức tuyên truyền cho nhân dân, lấy ý kiến cộng đồng dân cư về chủ trương học nghề chuyển đổi việc làm, lựa chọn mô hình sản xuất.

Một phần của tài liệu đề án xây dựng nông thôn mới xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 48)