Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã quyết thắng – TP thái nguyên – tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Quy hoạch xây dựng

5.3.Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật

a) Về chuẩn bị kỹ thuật

* Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng để thiết kế

- Tuyển tập tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam – Tập VI. - Tiêu chuẩn ngành 20TCN 33-2006.

- Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình (Tiêu chuẩn thiết kế.TCXD 51:2008) .

- Sổ tay hướng dẫn quy hoạch nông thôn mới.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới (QCVN 14: 2009 / BXD)

* Nguyên tắc thiết kế

- Tận dụng địa hình tự nhiên, điều kiện hiện trạng xây dựng tối đa (kênh, rạch, ao, hồ, mặt ruộng) đảm bảo thoát nước mặt tốt và giao thông an toàn, thuận tiện.

- Tôn trọng tuyệt đối tuyến kênh tưới cấp I, tránh đào đắp tại khu vực làng xóm, tôn tạo vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn sinh thái thôn xóm và hạn chế tối đa việc san ủi giữ ổn định nền địa hình.

* Giải pháp san nền

- Khu xen cấy: cao độ nền khống chế (lấy theo hiện trạng nền chung khu vực).

- Khu dự kiến phát triển mới phải tôn đắp nền, chiều cao tôn đắp đảm bảo cao hơn cốt nền đường khu vực 0,15-0,2m.

+ Các chỉ tiêu về độ dốc nền và đường như sau: - Độ dốc nền đắp nhỏ nhất Imin: ≥0,004

- Độ dốc dọc đường khống chế tối đa: Imax <4%

* Giải pháp thoát nước mưa.

- Do khu vực xã Quyết Thắng có hệ thống kênh mương tiêu tương đối hoàn chỉnh và địa hình dốc về phía kênh mương nên tại các xóm, nước mưa được thu gom bằng hệ thống mương B400; B600 đậy nắp đan sau đó xả ra kênh, mương gần nhất. Nước mưa sau khi được xả ra kênh tiêu sẽ được thoát ra sông Đào và Kênh Hồ Núi Cốc.

+ Bố trí dọc đường trục xã đường ống thoát nước mưa B600. Lưu lượng nước này đổ ra cửa xả gần nhất tại các xóm trước khi ra kênh Hồ Núi Cốc, các suối nhỏ và sông Đào.

- Phương pháp tính toán thông số mạng lưới thoát nước: sử dụng phương pháp Cường độ giới hạn với công thức tính :

Q=ΨxqxF (l/s). Trong đó:

+ Q: Lưu lượng chảy qua mương (l/s) + q : Cường độ mưa tính toán l/s.ha.

+ ψ: Hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ chọn

+ ψ = 0,5 với khu vực công viên cây xanh.

+ Các điều kiện khống chế khi tính toán các thông số kỹ thuật tuyến: + Độ dốc thuỷ lực tối thiểu: Itl=0.3%

+ Chiều sâu từ mặt đất đến đáy mương tối thiểu: (0,5÷0,7)m

Bảng 14: Bảng khối lượng mạng lưới thoát nước mưa

Mương Đơn vị tính Chiều dài

B400 m 13.176

B600 m 8.426

Hố ga mương B400 Cái 430

Hố ga mương B600 Cái 220

Cửa xả Cái 50

* Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác

- Nạo vét, cải tạo mặt cắt hệ thống sông, kênh mương nội đồng.

* Tồn tại và kiến nghị:

- Trong giai đoạn đến 2020, do sử dụng bản đồ đo đạc địa chính để thiết kế - chưa đủ thông tin về nền hiện trạng. Do vậy trong giải pháp nền không thể hiện cao độ xây dựng tại các nút giao thông. Các thông số kỹ thuật, kinh phí xây dựng mới ở dạng tính toán sơ bộ, mang tính định hướng.

- Các giai đoạn QH chi tiết và lập dự án đầu tư tiếp theo cần thiết kế QH trên bản đồ đo đạc địa hình (với hệ cao độ Quốc Gia) để có độ tin cậy và tính khả thi cao.

b) Về giao thông

* Các tiêu chuẩn áp dụng

- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCXDVN 104 : 2007 "Đường đô thị -Yêu cầu thiết kế " - Tiêu chuẩn ngành: 22TCN-211-06 “Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế ” - Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông 22TCN-273-01

- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ giao thông vận tải, về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

* Mục tiêu quy hoạch mạng lưới giao thông

- Hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn xã, đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 mạng lưới giao thông xã đạt được:

- 100% đường huyện, đường liên xã, đường từ xã về đến thôn được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.

- 50% đường trục thôn được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. - 100% đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa.

- 50% trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nền đường 5m, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông xi măng

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên đường hiến đất để nâng cấp mở rộng đường ngõ xóm trong thôn đạt tối thiểu 3m, kết cấu bê tông xi măng.

* Cụ thể như sau:

- Đường trục xã:

+ Chỉ nâng cấp tuyến nối Tỉnh lộ 270 đến danh giới khu công nghiệp Quyết Thắng đi xã Phúc Hà.

+ Nâng cấp đoạn đường nối từ khu Z115 ra đường Tỉnh lộ 270, hiện trạng là đường nhựa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng.

+ Nâng cấp tuyến từ xóm Cây Xanh đến khu xử lý rác. + Lộ giới: 9,0m, lòng đường 7m, lề đường 1mx2. + Chiều dài: 2.100m.

+ Giai đoạn đầu tư: 2012-2013. + Đường trải nhựa.

- Đường trục xóm: Đối với những đường hiện trạng cần cải tạo và nâng cấp trong giai đoạn đầu (lộ giới mong muốn là 5,0m). Những đường mới quy hoạch là những đường trong khu ở mới, những đường kết nối và định hình không gian thôn, không gian trung tâm.

+ Lộ giới: 5,0m.

+ Giai đoạn 1 có tổng chiều dài đầu tư là 2.800m + Giai đoạn 2 có tổng chiều dài đầu tư là 2.600m

+ Chỉ làm mới, nâng cấp các tuyến trục liên xóm tại các xóm Trung Thành, xóm Thái Sơn 1, xóm Nước Hai, xóm Sơn Tiến và xóm 10. Các xóm còn lại không làm mới, chỉ nâng cấp chỉnh trang, vì các tuyến đường nằm trong đất dự án đã được phê duyệt.

Bảng 15: Bảng kê chi tiết quy hoạch giao thông trục xóm

Stt Mô tả Lộ giới(m) Chiều dài(m) Diện tích(m2)

1 Hiện trạng 2,5-4 5.760 23.040

2 QH giai đoạn đầu(2012-2015) 5 4.470 22.350

2.1 Xóm Nam Thành, Bắc Thành 5 820 4.100

2.2 Xóm Trung Thành 5 500 2.500

2.3 Xóm Thái Sơn 1 5 1.200 6.000

2.4 Xóm Thái Sơn 2, xóm Cây Xanh 5 1.100 5.500

2.5 Xóm Gò Móc 5 850 4.250

- Đường ngõ xóm: Đối với những đường hiện trạng cần cải tạo và nâng cấp trong giai đoạn đầu(lộ giới mong muốn là 4,0m). Những đường mới quy hoạch là những đường kết nối trong các thôn nhằm tạo ra một hệ thống giao thông mạch lạc, thông suốt. + Lộ giới: 4,0m, lòng đường 3m, lề đường 0,5mx2.

+ Chiều dài: 12km.

+ Giai đoạn đầu tư: 2012-2015.

- Đường nội đồng chính: Mạng lưới nội đồng chính tại xã Quyết Thắng cũng chính là các đường trục xóm, tương đối hoàn chỉnh. Giai đoạn đầu sẽ nâng cấp, mở rộng những tuyến nội đồng đã có. Giai đoạn sau sẽ hoàn chỉnh hệ thống với những đường mới kết nối các khu sản xuất. Để đáp ứng tối ưu cho việc đưa cơ giới vào sản xuất, trên các trục nội đồng sẽ bố trí những điểm tránh xe (khoảng 300m một điểm tránh).

+ Lộ giới: 5,0m + Chiều dài: 5.400m.

Bảng 16: Bảng thống kê hệ thống giao thông toàn xã

Lòng

đường hè/lềVỉa xây dựngChỉ giới giớiLộ Chiềudài Giai đoạnđầu tư

Stt Loại đường (m) (m) (m) (m) (m) 1 Đường trục xã 9,0 1m 9,75- 11,25 9,0 2.100 2012-2014 2 Đường trục xóm 2.1 Hiện trạng 2,5-4,0 1x2 0 4,5 5.760 2.2 Quy hoạch 3,5 0,75x2 6,5 5,0 4.470 2012-2015 3 Đường ngõ xóm 3.1 Hiện trạng 2,5 0,5x2 0 3,5 26.000 3.2 Quy hoạch 3,0 0,5x2 4,75 4,0 12.000 2012-2015

III Giao thông sảnxuất

*

Đường trục

chính nội đồng 3,5 0,75x2 0 5,0 5.400 2012-2013

c) Về cấp nước * Cơ sở nghiên cứu

- Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế TCXD-33-2006 - Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513-1988

- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999.

- Sổ tay hướng dẫn quy hoạch nông thôn mới.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới (QCVN 14: 2009 / BXD)

* Tiêu chuẩn cấp nước

- Giai đoạn 1 đến năm 2015

+ Cấp nước sinh hoạt đến năm 2015 : 80 l/ng.ngđ + Tỷ lệ dân số được cấp nước đến năm 2015 : 95% dân số

+ Lưu lượng nước cho nhu cầu thương mại dịch vụ và sản xuất nhỏ: 10%QSh + Lượng nước thất thoát, rò rỉ : 17%

+ Hệ số điều hòa Kngày: : 1.3 + Hệ số điều hòa Kgiờ: : 1.7 + Tỷ lệ lượng nước thất thoát vật lý: : 17%

Bảng 17: Bảng tổng hợp nhu cầu dùng nước theo giai đoạn

STT Dân số xã trong

vùng phục vụ Người

Năm 2015 Năm 2020

1 Tỷ lệ phục vụ % 95 97

2 Số dân được cấp nước

(Người) Người 10.360 11.460

3

Tiêu chuẩn dùng nước l/ng.ngàyđêm 80 100

4 Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt (Qsh).

m3/ ngđ 828,8 1146,0

5

Lưu lượng nước cấp cho nhu cầu thương mại dịch vụ và sản xuất (10%Qsh)

m3/ ngđ 64,87 89,20

6

Lượng nước cấp cho ngày dùng nước trung bình (ADD)

m3/ ngđ 713,61 981,21

7

Lượng nước thất thoát (m3)

m3/ ngđ 107,04 98,12

8 Công xuất trung bình

ngày (ADP) m3/ ngđ 820,65 1079,33

9 Công suất ngày max m3/ ngđ 1066,85 1403,13

10 (MDP = 1.3 x ADP) 11 Công xuất trạm xử lý m3/ ngđ 1098,85 1445,23 12 (MDP x 1.03) Làm tròn : m3/ ngđ 1100 1450 * Nguồn nước:

- Phương án lựa chọn: nước máy từ Thành phố và xã Đại Từ, những khu vực xa đường ống cấp nước chưa tới được, kiến nghị các hộ dân sử dụng nước giếng khoan, sử dụng hệ thống lọc nước đơn giản.

* Cấu tạo mạng lưới, giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật

- Quy trình xử lý :

Nước thô → trạm bơm giếng → bể lắng → bể lọc → bể chứa nước→ mạng lưới cấp nước.

- Mạng lưới cấp nước sinh hoạt đến từng công trình được thiết kế dưới dạng mạng cụt. Việc tính toán mạng lưới đường ống cho giờ dùng nước lớn nhất. Lưu lượng nước được tính toán dựa trên nhu cầu nước sinh hoạt và các nhu cầu khác của toàn khu. Lắp đặt mạng lưới cấp nước mới để phục vụ đến năm 2020.

- Áp lực tối thiểu tại điểm bất lợi nhất của mạng lưới sinh hoạt trong giờ dùng nước lớn nhất đảm bảo 10m cột nước

+ Sử dụng ống HDPE.

+ Áp lực công tác của các tuyến ống phải đảm bảo là 6(kg/cm2), áp lực thử 10(kg/cm2).

+ Độ sâu chôn ống cấp nước (tính từ mặt đất đến đỉnh ống) đối với ống các tuyến ống chính là 0.4m

+ Đường kính ống cấp chính dùng ống HDPE D200; D140; D90. Trong đó: + Sử dụng ống HDPE D200 từ trạm cấp qua trung tâm và chạy dọc trục xã. + Sử dụng ống HDPE D140 từ trục xã đi các đường thôn.

+ Sử dụng ống HDPE D90 từ đường thôn vào các ngõ xóm.

Bảng 18: Bảng thống kê khối lượng đường ống cấp nước chính

Đường kính Vật liệu Chiều dài (m)

D150 HDPE 4455

D110 HDPE 3169

D90 HDPE 9033

d) Về cấp điện * Cơ sở thiết kế

- Thiết kế quy hoạch cấp điện khu vực nghiên cứu dựa trên các tài liệu sau: - Quy hoạch xây dựng nông thôn QCVN 14: 2009/BXD.

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 07:2010/BXD. - Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới.

* Tiêu chuẩn cấp điện:

- Tiêu chuẩn cấp điện trong khu vực nghiên cứu áp dụng theo thông tư số 31-32 về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn xây dựng nông thôn của Bộ Xây Dựng.

- Tiêu chuẩn cấp điện: 100÷165 W/người. Tương ứng 200÷500kWh/người/năm. - Điện cho công cộng bằng 20% cấp điện cho sinh hoạt.

- Điện cho khu vực dịch vụ bằng 10% cấp điện cho sinh hoạt. - Điện cho khu vực sản xuất bằng 20% cấp điện cho sinh hoạt.

Bảng 19:Bảng tính toán chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt theo giai đoạn

STT Nhu cầu cấp điện

Tiêu chuẩn

(KW)

Dân số (người) Công suất (KW)

2015 2020 2015 2020

1 Điện sinh hoạt 0,15 10.609

11.81

5 1591,4 1772,3

2 Điện cho công cộng 20% 318,27 354,45

3 Điện cho khu dịch vụ 10% 159,14 177,23

4

Điện cho khu vực sản

xuất 20% 318,27 354,45

Tổng 2387,03 2658,38

Làm tròn 2400 2700

* Giải pháp

- Giữ nguyên vị trí các trạm biến áp hiện trạng

- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng diện năng như đã tính toán nêu trên, để đảm bảo cung cấp điện trong khu vực nghiên cứu đến năm 2015, 2020 cần nâng cấp công suất các trạm sau.

* Lưới điện

- Lưới trung thế 10KV.

Tổng chiều dài đường dây đầu tư cho 2 giai đoạn: 4,5km. - Lưới hạ thế 0,4KV: 8,0km

+ Mạng lưới hạ thế mới xây dựng sẽ được đi cáp nổi ABC, tiết diện đảm bảo: từ 4xABC-70 ÷ 4xABC-120. Đi trên cột bê tông ly tâm, các đoạn trùng với tuyến trung thế có thể đi chung cột.

+ Trên các cột hạ thế lắp đặt mới các hòm công tơ cốmpit loại 4-6 công tơ tuỳ theo vị trí cụ thể . Dây sau công tơ nên chuẩn hoá loại 2x6 hoặc 2x10mm2

Bảng 20:Quy hoạch hệ thống cấp địên

Stt Tên trạm Vị trí xây dựng Quy mô Công suất

(KVA)

1 TBA1 kho X84 Xóm Cây Xanh Nâng cấp 180

2 TBA2 Trung Thành Xóm Trung Thành Nâng cấp 350

3 TBA4 Nam Thành Xóm Nam Thành Nâng cấp 500

4 TBA3 Gò Móc Xóm Gò Móc Nâng cấp 350

5 TBA5 Trung Thành Xóm Trung Thành Xây mới 450

6 TBA6 Xóm Cây Xanh Xóm Cây Xanh Xây mới 500

7 TBA7 Xóm Thái Sơn 1 Xóm Thái Sơn 1 Nâng cấp 350

8 TBA8 Xóm Thái Sơn 2 Xóm Thái Sơn 2 Nâng cấp 350

9 TBA8 Xóm Bắc Thành Xóm Bắc Thành Xây mới 350

10 Đường dây trung thế 4,5km

e) Thoát nước thải * Cơ sở thiết kế

- Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài (Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 51:2008).

- Tuyển tập tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam -Tập VI.

- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng nông thôn mới (QCVN 14:2009/BXD)

* Chỉ tiêu thải nước

- Lưu lượng nước thải được thu gom bằng 80% tổng lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt , thương mại và dịch vụ sản xuất nhỏ.

Bảng 21: Bảng tổng hợp nhu cầu thải nước theo giai đoạn

Nội dung Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

Lượng nước cấp m3/ ngđ 1100 1450

Lượng nước thải trung bình ngày m3/ ngđ 880 1160

Làm tròn m3/ ngđ 880 1160

* Giải pháp

- Xây dựng khu vực xử lý và hệ thống đường ống thoát nước thải. Sử dụng biện pháp xử lý nước thải bằng hồ sinh học. Nước thải cần xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.

- Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng, không đi chung với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trong mỗi hạng mục công trình sẽ được thu gom vào hệ thống thoát nước thải thông qua các hố ga thu gom. Toàn bộ nước thải được tập trung về trạm xử lý nước thải.

* Cấu tạo mạng lưới, giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật

- Vật liệu đường ống: Cống tròn bê tông cốt thép miệng bát tải trọng H13, HB30.

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã quyết thắng – TP thái nguyên – tỉnh thái nguyên (Trang 35)