CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 28)

TÂM LÝ NGƯỜI DÙNG

2.7CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY

Khi nghiên cứu các thành phần của tương tác người máy, đó là quá trình hoạt động để mô tả đầy đủ trong triển vọng của những giới hạn cho phép. Khả năng duy trì của con người với các tiến trình xử lý thông tin, cho phép thiết đặt thăm dò các nguyên tắc trái ngược nhau, để các nguyên lý này được áp dụng trong thực tế thì nội dung trong quá trình thiết kế phải đảm bảo hoàn hảo và mang tính tổng quát hoá phù hợp với tâm lý người sử dụng.

So sánh với máy tính, con người trội hơn về mặt khám phá, sự kết hợp giữa nhiều nhiệm vụ, nhưng có sự nghèo nàn trong các công việc xử lý thông tin lớn mang tính tổng thể hay lặp đi lặp lại, với những công việc phức tạp, trong các môi trường khó khăn để giải quyết công việc một cách tự động. Phân loại cấu trúc của thông tin, các kỹ năng là kết quả của xu hướng này trong tổ chức và tự động hoá. Con người và máy tính có thể tham gia các tiến trình bằng thuật toán, đảm bảo tiến trình logic cho dù máy tính thường đưa ra kết quả gần như chắc chắn hơn. Chính vì vậy máy tính giúp cho con người thực hiện những công việc mang tính rộng lớn, duy trì được công việc một cách thường xuyên liên tục, giúp cho con người có nhận thức cũng như ý thức về công việc đều đặn hàng ngày. Thực hiện những công việc trên máy tính giúp cho người sử dụng có năng lực gia tăng được những hiểu biết cơ bản bằng việc học và khả năng khám phá ra những tri thức mới.

Hệ thống con người là sự kết hợp chặt chẽ của bộ não. Nó có vai trò rất lớn trong cách xử lý dữ liệu từ môi trường trong việc lọc những thông tin cũng như chất lượng dữ liệu căn bản. Hệ thống máy tính có thể đưa vào hay đưa ra nhiều mối quan hệ phức tạp, và bộ nhớ chính sẽ xử lý từng phần theo lịch kế hoạch đã được định trước, điều này công việc được chia sẻ bởi nguồn của hệ thống. Mấu chốt của việc

-22-

thiết kế tương tác người máy là nhằm chống lại sự quá tải khi xử lý các tiến trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý dữ liệu lớn. Những nguyên tắc sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng có khả năng thực hiện những công việc quan trọng.

 Tính kiên định: Đây là điều giống nhau trong mô hình, những điều này có thể thấy được trong những nhiệm vụ, trong cách trình bày của tài liệu và các khía cạnh khác nhau của thiết kế giao diện. Sự nghiên cứu của con người chắc chắn sẽ tìm ra được những vấn đề quen thuộc, như nhận biết mô hình bộ não, hơn nữa tính chắc chắn của mô hình là có được khi chúng ta nghiên cứu và sử dụng giao diện một cách dễ dàng.

 Tính tương thích: Đó là sự thể hiện giữa sự mong đợi của người sử dụng và thực tế của việc thiết kế một giao diện. Các nguyên tắc đưa ra không thể thay đổi được với sự đảm bảo tương thích trong quá trình thiết kế trên những điều căn bản, đã được đưa ra kết hợp với những kinh nghiệm của người dùng trước đây. Nếu điều này thực hiện được thì việc nghiên cứu sẽ giảm bớt đi rất nhiều, giao diện sẽ trở nên thân thiện hơn với người sử dụng. Tính tương thích là do trí tuệ của người thiết kế giao diện được lưu trong phần mềm thiết kế.

 Khả năng thích nghi: Giao diện cần nên thích nghi với người sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, trong quá trình điều khiển thì giao diện đảm bảo thích nghi khi xử lý công việc nhanh và có hiệu quả. Ngoài ra giao diện cần thích nghi với những đặc điểm của cá nhân, các chức năng khác nhau.

 Tính kinh tế: Những nguyên tắc này là cơ bản đem lại cho tâm lý người dùng một cách có hiệu quả. Thiết kế giao diện nên đảm bảo tính kinh tế, hoàn thành công việc theo những qui trình ngắn gọn nhất, thực hiện những bước cần thiết nhất nhằm giúp cho người sử dụng công việc một cách gọn gàng nhất.

-23-

và thúc đẩy những thông tin phản hồi. Thiết kế giao diện tạo ra các chức năng riêng rẽ tuỳ theo yêu cầu của người dùng, không nên tạo ra cho người sử dụng phải vất vả nỗ lực trong công việc. Có hai thành phần của nguyên tắc: dự đoán, dự báo người dùng và cái gì sẽ diễn ra tiếp theo khi người sử dụng thực hiện; Tính thuận nghịch của người sử dụng tức là nên quay trở lại bước trước khi gặp phải lỗi trong quá trình thực hiện.

 Tính cấu trúc: Thiết kế giao diện nên giảm bớt sự phức tạp rắc rối của cấu trúc, bởi vì thông tin của con người là được phân loại và cấu trúc thông tin được hiểu một cách thống nhất. Cấu trúc nên có sự tương thích với cách tổ chức nhận thức của người sử dụng, và không bắt bộ nhớ phải hoạt động quá sức.

Những nguyên tắc trên định ra với bao gồm hướng dẫn việc thiết kế, thiết đặt định giá ước lượng các vùng trong việc thiết kế giao diện. Để áp dụng các nguyên tắc trên trong các tiến trình thiết kế, chúng ta cần đưa vào hướng dẫn thiết kế các khía cạnh liên quan đến giao diện tương tác người máy. Việc hướng dẫn thiết kế cần điều chỉnh những nội dung ứng dụng riêng biệt vào trong các luật trong quá trình thiết kế. Một cách đáng tiếc, hệ thống máy tính và con người là rất phức tạp, nhưng để đơn giản trong quá trình thiết kế với tất cả các trạng thái cần có sự lôi cuốn người dùng và không lạc lối trong quá trình sử dụng.

Việc thiết kế cần quan tâm giới hạn mục tiêu đối tượng để thiết kế giao diện tương tác người máy tốt. Cần xây dựng bộ câu hỏi trong việc đánh giá. Việc thiết kế giao diện để có hiệu lực là phải thường xuyên quan tâm đến phạm vi để có thể phù hợp và có hiệu quả. Có ba vấn đề cơ bản có liên quan đến chất lượng trong việc thiết kế giao diện:

 Làm thế nào hoàn thành mục đích người sử dụng cho tốt.

 Làm thế nào cho người học và sử dụng dễ dàng.

-24-

Một giao diện nên tập trung để cung cấp cho nhiều người dùng với các yêu cầu như thế nào để hoàn thành mục đích công việc của họ. Những khái niệm này là chung cho việc phân tích các hệ thống và thiết kế giao diện, tức là người dùng yêu cầu điều kiện dễ dàng để có thể cung cấp cho hệ thống. Trong nhân tố con người thì việc gọi đến mô hình nhiệm vụ là để cung cấp những công cụ thích đáng đem lại hiệu quả cho yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Một hệ thống có thể dễ dàng cho người sử dụng cũng như việc học, nhưng nếu bản thân giao diện không làm được cái điều mà người sử dụng mong muốn thì giao diện đó kém hiệu quả. Mô hình nhiệm vụ có tầm quan trọng trong các nguyên tắc thích hợp và mô hình trí tuệ, người dùng trông mong vào hiện thực và giải quyết hiện thực đó như thế nào.

Sự nhận thức là một tiến trình quan sát và lắng nghe. Hình ảnh và âm thanh là được nhận từ những thuộc tính trừu tượng. Sự lĩnh hội thông tin có hiệu quả là nhờ vào quá trình xử lý thông tin trong bộ nhớ, và bộ nhớ sẽ trả lời những thông tin mà người sử dụng quan sát và lắng nghe. Tiến trình xử lý thông tin của con người là kinh nghiệm cảm giác và xử lý của dây thần kinh vận động với sự kết hợp của giới hạn của bộ nhớ tạm thời và bộ nhớ lâu dài. Vấn đề tìm ra câu trả lời là bao hàm từng bước đưa ra các quan điểm chính xác, tìm kiếm và xác minh các vấn đề có liên quan. Phương thức là xác định rõ từng bước để đi đến mục tiêu, mỗi một bước có sự kiểm tra là sự kết hợp giữa chúng. Hệ thống là thực hiện từng bước kế hoạch đề ra.

Tiến trình xử lý thông tin của con người về cơ bản là một loạt các vấn đề nảy sinh. Lập kế hoạch để điều khiển các tiến trình cần xử lý, chú ý các kết quả đưa ra trong quá trình thiết kế, cải thiện sự căng thẳng của người dùng cần nên đưa vào trong quá trình thiết kế giao diện.

Từ những hiểu biết về tâm lý con người, có sáu nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng nên mô hình thiết kế giao diện người dùng là :

 Tính kiên định.  Tính tương thích.  Khả năng thích nghi.

-25-

 Tính kinh tế.

 Hướng dẫn điều khiển.  Tính cấu trúc.

Các nguyên tắc trên cần hoàn thiện hơn để áp dụng vào trong qúa trình thiết kế, điều đó xây dựng tiêu chuẩn giao diện cũng như mô hình nhiệm vụ hoàn thiện hơn và thích hợp cho người dùng.

Chương này đã nghiên cứu một cách cụ thể nhất về tâm lý người dùng, để từ đó đem lại cho người phân tích thiết kế có cái nhìn tổng quát nhất về tâm lý con người khi tương tác với máy tính, để từ đó tạo tiền đề cho chương tới với việc phân tích người sử dụng và nhiệm vụ của người sử dụng.

-25-

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình phân tích thiết kế giao diện người sử dụng phương pháp hướng đối tượng (Trang 28)