PHƯƠNG ÁN TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Hội An (Trang 30)

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CHO TP HỘI AN

3.3 PHƯƠNG ÁN TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN

Do khoảng cách từ điểm hẹn đến bãi chôn lấp không quá 16km nên ta chọn phương án không sử dụng trạm trung chuyển. Tiết kiệm diện tích, kinh phí cho trạm trung chuyển nhưng phải đầu tư số lượng xe ép nhiều. Rác từ nơi phát sinh sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển thẳng đến nơi tiếp nhận ( nơi tiếp nhận sẽ là trạm phân loại tập trung lần 2

nằm chung trong khu bãi chôn lấp).

Nguồn phát sinh → Điểm hẹn → Bãi chôn lấp

3.4 PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Như phương án quản lý chất thải rắn tại nguồn phát sinh đã chọn thì phương án xử lý ta chọn là phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost tái chế và chôn lấp.

3.4.1 Tái chế

Là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

Tái chế vật liệu bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ rác thải, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái chế sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác. Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích như:

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc.

- Giảm lượng rác đến bãi chôn lấp - Giảm các tác động môi trường

- Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tinh kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuôi cùng.

3.4.2 Phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost

Về bản chất đây là quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật trong điều kiện thích hợp.

Xe vận chuyển rác

Nơi tiếp nhận

Sàng phân loại lần hai

Tiêu thụ

Hình 3.5 Sơ đồ dây chuyền sản xuất phân compost.

3.4.3 Chôn lấp hợp vệ sinh

Là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có đất phủ lên.

Đối với những thành phần không có khả năng tái chế hay thành phần còn lại từ quá trình làm phân compost sẽ được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh năm trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày, phun thuốc diệt ruồi vắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của bãi rác sẽ giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi mới. Đáy của bãi chôn lấp được lót các lớp chống thấm cùng với

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp thiết kế hệ thống quản lý chất thải rắn cho thành phố Hội An (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w