Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 36)

Tiền thân của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình ngày nay là “Công ty Sản xuất các Chương trình Nghe - Nhìn” (trực thuộc Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam) được thành lập trên cơ sở Dự án của UNPA, PO2 (tháng 8 năm 1980), có chức năng sản xuất các phim tài liệu, phim truyện truyền hình và các chương trình truyền thông về đề tài dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đây là đơn vị đầu tiên và duy nhất chuyên sản xuất các chương trình truyền thông về đề tài dân số.

Các phim, chương trình truyền thông này bên cạnh việc được phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa phương trên toàn quốc, được nhân bản trình chiếu tại những nơi truyền hình chưa phủ sóng trên hệ thống video gia đình; ngoài ra còn được sử dụng như các tư liệu giảng dạy về sức khoẻ sinh sản và dân số, kế hoạch hoá gia đình tại các trường Đại học, trung học trong cả nước.

Từ năm 1988, sau khi dự án truyền thông do UNPA và PO2 kết thúc, Trung tâm nghe nhìn tự hạch toán và trở thành đơn vị sản xuất các chương trình truyền thông cung cấp sản phẩm cho Đài truyền hình Việt Nam.

Năm 1994, Công ty Nghe nhìn tổ chức sản xuất chương trình “Văn nghệ chủ nhật” (phát sóng 100 phút vào chiều chủ nhật hàng tuần) với các nội dung: Tin tức văn hoá - văn nghệ trong nước và quốc tế; phim tài liệu, phóng sự tác giả - tác phẩm văn học - nghệ thuật, và phim truyện.

chất lượng nghệ thuật, có nội dung gần gũi với đời sống xã hội, tâm lý cộng đồng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân.

Ngày 10/12/1996, Công ty nghe nhìn Việt Nam được chuyển thành “Hãng phim truyền hình Việt Nam” (Tên giao dịch quốc tế là “Vietnam Television Film Company - VFC”). Hãng phim có các nhiệm vụ chính: Sản xuất phim truyện truyền hình và các chương trình khác theo kế hoạch sản xuất được Tổng Giám đốc giao để phục vụ nhiệm vụ phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam.

Ngày 26/6/2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 129/2003/QĐ- TTg đổi tên từ Hãng phim truyền hình Việt Nam thành Trung tâm sản xuất phim truyền hình “Vietnam Television Film Center” - VFC, là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài truyền hình Việt Nam, có chức năng sản xuất phim truyền hình và các chương trình khác theo kế hoạch Đài truyền hình giao để phát sóng trên các kên của VTV. Hiện này VFC có trụ sở tại 906 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội.

Trung tâm Sản xuất phim truyền hình có thế mạnh về sản xuất các bộ phim chính luận. Các bộ phim làm nên thương hiệu của VFC như “Cảnh sát hình sự”, “BÝ th- Tỉnh uû” của đạo diễn Quèc Träng và “Đàn trời” của đạo diễn Bùi Huy Thuần, “Mặt nạ da người” của đạo diễn Mai Hồng Phong…đây là những bộ phim có thành công và được khán giả truyền hình đón nhận rất lớn. Các bộ phim chính luận đã bổ sung vào thực đơn phim của người dân Việt Nam mấy năm trở lại đây như một món ăn tinh thần mới. Nội dung của từng bộ phim diễn tả phản ánh, đề cập tới lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa của nước ta qua các thời kỳ, nó đánh vào tâm lý trực tiếp của người xem và nhận được sự phản hồi tích cực của đông đảo khán giả truyền hình trên cả nước.

Trong các năm trở lại đây, trung tâm Sản xuất phim truyền hình VFC đã tích cực mở rộng đề tài khai thác phim để phù hợp hơn với mọi lứa tuổi.

quan đến lương tâm, đạo đức ngành y trong xã hội hiện đại, bức tranh nông thôn thời mở cửa với khát vọng làm giàu của những tri thức trẻ… Ngoài ra, câu chuyện về tình yêu, hôn nhân, cuộc sống gia đình của những người trẻ cũng được đề cập tới với góc nhìn mới lạ qua những bộ phim như “Tình yêu

không hẹn trước của” đạo diễn Trọng Trinh – Tiến Huy, “ Ba đám cưới - một

đời chồng” của đạo diễn Khải Anh… Nhiều bộ phim dành cho giới trẻ khác

cũng được khán giả đặc biệt quan tâm như “Cầu vồng tình yêu” của đạo diễn Trọng Trinh và Hồng Sơn, “Bước nhảy xì tin” của đạo diễn Vũ Trường Khoa.

Bên cạnh đó, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình VFC còn được giao thực hiện các chương trình tạp kỹ, các chương trình truyền hình trực tiếp và đặc biệt là những chương trình quan trọng trong các dịp lễ lớn như “Gặp nhau cuối năm”, “Thư giãn cuối tuần”, “Rubic 8”, “Chào xuân 2012”…

Bên cạnh các bộ phim đề cập đến những vấn đề nóng hay câu chuyện chung của đa số người xem, Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài truyền hình Việt Nam cũng tính đến những bộ phim đi vào phục vụ các đối tượng khán giả chuyên biệt. Đây được coi là hướng đi mới, nhằm đáp ứng tốt hơn, sâu hơn nhu cầu thưởng thức của các nhóm khán giả khác nhau, qua đó đưa phim đến gần hơn với mỗi người xem. Năm 2000 đã mở ra việc hợp tác sản xuất phim với nước ngoài. Và bộ phim đầu tiên là bộ phim “Hương bánh khảo” được thực hiện với truyền hình Quảng Tây của Trung Quốc. Ngoài ra để phục vụ cho hướng đi này là dự án phim người Việt ở nước ngoài qua bộ phim “Hai phía chân trời”. Bộ phim Được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Máu của tuyết”, “Hai phía chân trời” là câu chuyện cảm động về thân phận của những người Việt đang sinh sống ở nơi đất khách quê người. Không chỉ dành cho cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, phim cũng hướng tới các khán giả trong nước, những người luôn quan tâm tới mảng đề tài còn rất mới mẻ này.

Đặc biệt trong năm 2012 nhiều bộ phim cũng như các chương trình mới được sản xuất dành riêng cho VTV6 – kênh truyền hình của giới trẻ, như chương trình “Trà chanh” – một chương trình hoàn toàn mới và sẽ được phát sóng số đầu tiên trong tháng 7 năm nay. Ngoài ra còn có bộ phim “Làn môi trong mưa” đây cũng chính là bộ phim đầu tiên mà trung tâm Sản xuất phim truyền hình VFC phát sóng trên VTV6.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)