KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành môn học quá trình và thiết bị truyền nhiệt (Trang 52)

IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tiến hành đo nhiệt độ của nước khi đun nóng bằng nhiệt kế thủy ngân và cảm biến nhiệt độ Pt100.

- Đặt nhiệt kế thủy ngân và cảm biến nhiệt độ Pt100 trong thiết bị đun nóng tiếp xúc trực tiếp với nước.

- Cảm biến nhiệt độ Pt100 được nối với bảng điều khiển. Nguồn được nối với thiết bị đun nước thông qua bảng điều khiển. Tại bảng điều khiển, cài đặt nhiệt độ SV = 60°C.

- Từ cảm biến dẫn tín hiệu điện về tủ điều khiển, tín hiệu điện phản ánh giá trị về nhiệt độ ở điểm đo, bộ điều khiển sẽ xử lý và so sánh với giá trị đặt ở đồng hồ (PV: giá trị thực tế, SV: giá trị đặt)  quyết định đóng hay cắt nguồn. Khi nhiệt độ của cảm biến Pt100 đưa về bảng điều khiển đạt 60°C thì đèn sẽ tắt, nguồn ngừng cung cấp điện cho thiết bị đun. Ngược lại, khi nhiệt độ của cảm biến Pt100 đưa về bảng điều khiển nhỏ hơn 60°C thì đèn sẽ bật, nguồn tiếp tục được cung cấp điện cho thiết bị đun.

Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ theo thời gian của 2 thiết bị đo Pt100 và nhiệt kế thủy ngân

- Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế thủy ngân tăng chậm hơn so với Pt100 do vỏ ngoài của thiết bị nhiệt kế dày, kém nhạy.

- Mặc dù đạt được 60°C thì đèn tắt, thiết bị đun không được cung cấp điện nhưng nhiệt độ đo được vẫn tăng (ở cả 2 thiết bị), nguyên nhân do:

• Quán tính

• Lớp vỏ của thiết bị đo dày, mỏng khác nhau khiến cho sự truyền nhiệt vào bên trong chậm, nhiệt độ bên ngoài thiết bị đo có thể đã đạt 60°C nhưng bên trong thì chưa. Khi bên trong đạt 60°C thì đèn ngắt, bên ngoài đã lớn hơn 60°C, khoảng thời gian nhỏ sau đó, nhiệt độ thiết bị đo mới phản ánh đúng nhiệt độ của dung dịch đun.

Đồ thị biểu thị đặc tính ra vào trạng thái bật tắt của đèn với nhiệt độ đặt SV = 60°C

 Nhận xét:

- Có thời gian đủ ngắn để đèn bật tắt vì nếu không bật tắt liên tục sẽ làm hỏng thiết bị.

- Sau khi dung dịch đun đạt nhiệt độ 60°C, đèn tắt lần đầu tiên trong thời gian lâu nhất, các lần bật (tắt) sau khoảng thời gian sấp xỉ bằng nhau.

I. MỞ ĐẦU

Chưng luyện là quá trình tách hỗn hợp lỏng thành cấu tử riêng biệt dựa trên cơ sở độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp.

Quá trình chưng luyện được tiến hành trong các thiết bị loại tháp đĩa và tháp đệm. Khi làm việc, hơi đi từ dưới lên tiếp xúc với chất lỏng chảy từ trên xuống và hơi sẽ ngưng tụ lại cấu tử khó bay hơi, nhiệt tỏa ra do quá trình ngưng tụ này sẽ làm bay hơi một lượng cấu tử dễ bay hơi. Vì vậy, khi lặp lại nhiều lần bốc hơi và ngưng tụ như thế, trong hơi sẽ giàu cấu tử dễ bay hơi, còn trong lỏng sẽ giàu cấu tử khó bay hơi. Nói một cách khác, với chiều cao tháp thích hợp ( số đĩa tương ứng), cuối cùng trên đỉnh tháp ta thu được sản phẩm có nồng độ cấu tử dễ bay hơi cao và ở đáy tháp ta thu được sản phẩm giàu cấu tử khó bay hơi. Nồng độ các cấu tử thay đổi theo chiều cao của tháp và do đó nhiệt độ sôi cũng thảy đổi theo chiều cao của tháp tương ứng với sự thay đổi nồng độ.

Hệ thống chưng luyện liên tục loại tháp chóp với những đặc tính kỹ thuật như sau:

Đường kính tháp D = 120 mm Số đĩa của tháp đoạn luyện N1 = 7 Số đĩa của tháp đoạn chưng N2 = 5

Mỗi đĩa có một chóp, một ống chảy chuyền nằm trong tháp. II. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM

1. Làm quen với hệ thống chưng luyện liên tục loại tháp chóp

2. Nguyên cứu chế độ làm việc của tháp, tính cân bằng vật liệu trong tháp

3. Xác định số bậc thay đổi nồng độ (số đĩa lý thuyết) và hiệu suất của tháp.

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành môn học quá trình và thiết bị truyền nhiệt (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w