CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN MẠNG NHIỆT

Một phần của tài liệu Tính toán hệ thống cung cấp nhiệt cho nhà máy dệt may (Trang 25 - 27)

Nhiệm vụ cơ bản của việc tính toán thủy lực đường ống dẫn nhiệt là xác định đường ống dẫn và tổn thất áp suất khi biết trước lưu lượng chất mang nhiệt chảy trong ống.Trong phần này ta sẽ phải tính thủy lực mạng đường ống dẫn nhiệt.Cụ thể ta phải xác định được đường kính của toàn bộ đường ống chính và phân nhánh trong mạng, áp suất cần thiết tại đầu vào đảm bảo khắc phục trở kháng thủy lực, các loại van, nối ống trên các đường ống khi biết lưu lượng chất mang nhiệt chảy trong ống.Mục đích đảm bảo cấp nước và hơi một cách đầy đủ cho toàn bộ những nơi cần sử dụng tại mọi thời điểm.

Độ nhám tương đương Kt đ , mm

Chất mang nhiệt với nhiệt độ

Nước Hơi P = 5bar Hơi P = 10bar 0 50 75 100 150 160 200 180 200 300 0,2 5,1 1,6 1,15 0,86 0,59 15,6 19,8 7,8 9,9 14,1 0,5 1,98 0,58 0,46 0,36 0,23 6 8,1 3,4 3,9 5,8 1,0 1 0,29 0,24 0,18 0,12 3,4 3,9 1,7 2 2,9

Trị số độ nhám tương đương đối với ống thép chịu nhiệt theo tài liệu lấy như sau:

+Đối với ống dẫn hơi nước Kt đ = 0,2 mm

+Đối với ống dẫn nước nóng Kt đ = 0,5 mm

+Đối với ống dẫn nước ngưng Kt đ = 1,0 mm

+Nhiệt độ trung bình của nước nóng trong mạng nhiệt lấy bằng 700 C

+Khối lượng riêng của nước trong hệ thông mạng nhiệt được coi là không đổi và lấy ở nhiệt độ 700 C : ρ = 977,8 kg/ m3

+Trọng lượng riêng tương ứng : γ = 9592,218 N/ m3

+Độ nhám tương đương của ống nước nóng: Kt đ = 0,5 mm

+Độ nhớt động học của nước nóng ở 700 C : ν = 4,15 .10−7

m2 /s

Các đường ống được chia ra thành các phân đoạn để tính toán, 2 đầu của 1 phân đoạn thường là các điểm nút phân nhánh các trục kĩ thuật.Quá trình tính toán thủy lực cho các đường ống cũng như các phân đoạn được thực hiện hoàn toàn tương tự nhau.Sau đây em sẽ trình bày phương pháp tính toán cho phân đoạn của đường ống lên.Kết quả tính toán cho các đường ống còn lại được trình bày trong bảng số.

4.1 Tính toán thủy lực ống dẫn nước nóng

Như ở trên ta đã tính được lượng nước nóng dung cho việc tắm rửa là G70 = 307,2 l/h tức là mỗi phòng dung trong giờ cao điểm là 51,2 l/h.Tuy nhiên trong khi tắm người ta chỉ lấy nước nóng trong khoảng 10 phút trước khi tắm.Vậy lượng nước 51,2 lít phải đáp ứng trong 10 phút.Lưu lượng trong 1 phút là 5,12 lít.

Trong thực tế không phải phòng tắm nào cũng đều sử dụng và mở vòi tắm cùng 1 lúc vì thế lưu lượng lớn nhất trên các đoạn ống xác định theo công thức:

Một phần của tài liệu Tính toán hệ thống cung cấp nhiệt cho nhà máy dệt may (Trang 25 - 27)