Đánh giá sức chịu tải môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH TRONG HOLOCEN MUỘN PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI (Trang 26)

Tính toán khả năng chịu tải môi trường cho thấy:

- Khu vực cửa sông không còn khả năng tiếp nhận các tải lượng ô nhiễm đối với các thông số: DO và Photpho tổng;

- Khả năng tiếp nhận các tải lượng ô nhiễm đối với các thông số: COD, BOD5, NH4 +

, NO3

-, Nitơ tổng và PO4

3-

tại các thời điểm sông không bị ảnh hưởng bởi triều cường. Tại các thời điểm triều cường, nước sông chảy ngược từ biển vào khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của các thông số này là không còn;

- Khả năng tiếp nhận nước thải của các thông số biến thiên tỷ lệ thuận với lưu lượng nước sông theo giờ, tức là khả năng tiếp nhận nước thải cao nhất khi lưu lượng nước chảy qua là lớn nhất.

4.4 ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô

NHIỄM MÔI TRƢỜNG

4.4.1 Khái quát về quy hoạch không gian tổng thể

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – liên quan đến phạm vi các tỉnh TP.HCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng TP.HCM đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế phát triển năng động. Theo đó, mục tiêu chiến lược phát triển vùng sẽ là phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng theo mô hình tập trung đa cực, với TP.HCM là đô thị hạt nhân và hướng tới là một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển cấu trúc không gian toàn vùng, phát huy vai trò vị thế và tiềm năng của vùng TP.HCM là cửa ngõ giao thương quốc tế, là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và khu vực, kết nối các tỉnh thành trong vùng với nhau, kết nối vùng TP.HCM với các vùng quốc gia và quốc tế.

Quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực phải lấy “Phát triển bền vững” làm định hướng chủ đạo. Với quan niệm đó, phát triển kinh tế truyền thống chỉ là một hợp phần quan trọng chứ không phải là mục đích. Chỉ khi phát triển kinh tế đạt đến và giữ ở một mức độ nhất định thì chúng ta mới có khả năng cải thiện từng bước chất lượng cuộc sống, mới có đủ năng lực và điều kiện để bảo vệ tài nguyên và môi trường, hỗ trợ và đi đến phát triển bền vững.

4.4.2 Định hƣớng giải pháp quy hoạch phát triển bền vững và khắc phục ô nhiễm

4.4.2.1 Giải pháp bảo vệ bờ biển

Như đã trình bày ở các phần trước đây, bồi tụ bờ biển trong vùng nghiên cứu xảy ra rất hạn chế, tồn tại chủ yếu ở các lạch triều phía thượng nguồn khu vực nghiên cứu. Trong khi đó, xói lở bờ xảy ra thường xuyên ở hầu hết các sông chính trong khu vực, điển hình là khu vực Cần Giờ, phía nam vịnh Gành Rái và cửa sông Đồng Nai.

- Giải pháp như K mỏ hàn kết hợp đê chắn sóng được thiết kế bảo vệ bờ biển Cần Giờ.

- Giải pháp trồng rừng ngập mặn, làm giảm thiểu tác động của sóng và xói mòn đất. Rừng ngập mặn được xem là “bức tường tự nhiên” ngăn chặn tác động của sóng, đồng thời là “cái bẫy” để giữ lại trầm tích.

26

4.4.2.2 Giải pháp quy hoạch phát triển bền vững

1) Định hướng quy hoạch phát triển đối với các khu vực rừng ngập mặn ven biển 2) Quy hoạch BVMT trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nước mặt 3) Quy hoạch BVMT trong lĩnh vực phát triển công nghiệp

4) Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải

5) Định hướng quy hoạch phòng chống, khắc phục sự cố môi trường

6) Đánh giá sức tải môi trường nước của hai địa hệ cửa sông Đồng Nai và hệ thống lạch triều sông Thị Vải.

KẾT LUẬN

1. Khu vực hạ lưu sông Đồng Nai bao gồm cả sông Thị Vải nguyên là một địa hệ đồng bằng châu thổ cửa sông Đồng Nai cách đây trước 1.000 năm. Hiện tại cửa sông Đồng Nai và sông Thị Vải là hai địa hệ khác nhau: i) Cửa sông Đồng Nai đã và đang phát triển thành cửa sông hình phễu (estuary); ii) Sông Thị Vải là một lạch triều được hình thành từ 1.000 năm đến nay.

Đặc trưng của lạch triều là phát triển từ biển vào đất liền. Dòng chảy tạo ra do triều rút khi đồng bằng châu thổ (delta plain) bị ngập chìm lúc triều cường. Theo cơ chế đó đã tạo ra địa hình đáy lạch triều Thị Vải và các lạch triều phụ rất sâu lồi lõm bất thường không tuân theo quy luật trắc diện đơn nghiêng ra biển như trắc diện của đáy một dòng sông. Mặt khác các trắc diện ngang có dạng hình chữ V bất đối xứng cho thấy quá trình xâm thực sâu rất mạnh (độ sâu đạt đến 25-30 m nước). Vật liệu trầm tích chủ yếu là tái trầm tích từ các vật liệu của đồng bằng châu thổ chính do lạch triều xâm thực.

2. Sự dâng cao mực nước biển, sự phân dị sụt lún kiến tạo hiện đại do đứt gãy và đặc biệt thiếu hụt trầm tích của sông Đồng Nai do ngăn hồ làm thủy điện là các nguyên nhân chính gia tăng quá trình estuary hoá của địa hệ lạch triều Thị Vải, làm biến đổi môi trường trầm tích vùng hạ lưu cửa sông.

3. Các thành tạo trầm tích Holocen muộn có thành phần chủ yếu gồm sét, bột-cát, ít gặp hơn có cát, cát bột. Chúng lộ ra trên mặt địa hình, phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt bóc mòn Pleistocen muộn. Quá trình nghiên cứu xác định được các tướng trầm tích sau: các tướng trầm tích thuộc các cụm tướng đồng bằng châu thổ, tiền châu thổ, cửa sông thiếu hụt trầm tích và biển nông ven bờ. Chúng được hình thành trong giai đoạn biển thoái kế tiếp sau biển tiến Holocen giữa đến nay.

4. Nghiên cứu môi trường trầm tích trong khu vực cho thấy tồn tại hai nhóm trầm tích khác nhau về đặc điểm tích tụ chất ô nhiễm: nhóm bùn sét xám đen (1) và bùn sét xám xanh+sét loang lỗ+cát, sạn (2). Nhóm trầm tích thứ nhất (1) thường thấy ở các lạch triều sông Thị Vải. Nhóm trầm tích thứ hai (2) xuất hiện ở đáy các lòng sông đào khoét mạnh như sông Đồng Nai, Lòng Tàu, Nhà B , Đồng Tranh… Nhóm thứ nhất có khả năng tích lũy ô nhiễm mạnh hơn nhóm thứ hai.

+ Các trầm tích sét bột xám đen và xám xanh trên sông Thị Vải đã bị ô nhiễm thủy ngân (Hg) và có dấu hiệu ô nhiễm đồng (Cu).

+ Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là chất hữu cơ và amoni. Vùng ô nhiễm nặng là thượng nguồn sông Thị Vải và sông Sài Gòn, sông Nhà B đoạn qua TP.HCM. Nguồn gây ô nhiễm khu vực sông Thị Vải chủ yếu là do xả thải của các khu công nghiệp dọc hai bờ sông, trong khi ở sông Sài Gòn do chất thải sinh hoạt là chủ yếu.

+ Các kim loại nặng độc hại quan trọng trong nước (As, Hg, Pb) chưa có dấu hiệu ô nhiễm, nhưng ở hệ thống lạch triều sông Thị Vải và sông Nhà Bè nồng độ đã tăng cao, tạo thành các dị thường tập trung.

27

Trong lưu vực sông Nhà Bè-Soài Rạp và Thị Vải, nồng độ mangan (Mn) tăng cao vượt quá giới hạn ô nhiễm.

5. Đã xác định được các quan điểm, mục tiêu quy hoạch BVMT tại khu vực hạ lưu bao gồm các mục tiêu chung sau:

- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từng bước khôi phục và mở rộng diện tích rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển. Bảo vệ nghiêm ngặt các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG; Bảo vệ và từng bước phục hồi các hệ sinh ven biển và tài nguyên thủy sản. Phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu đến tài nguyên sinh thái, sản xuất và đời sống của nhân dân trong lưu vực.

- Cải thiện ô nhiễm và suy thoái môi trường ở các điểm nóng tại từng tỉnh, thành phố trong vùng; từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường;

- Bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm, tài nguyên đất đai, khoáng sản trong lưu vực. Ngăn ngừa tác động xấu do khai thác nước mặt, nước ngầm, đất đai và khoáng sản dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường;

6. Định hướng giải pháp quy hoạch phát triển bền vững ở khu vực bao gồm nhóm giải pháp quản lý biến đổi bờ do bồi tụ-xói lở và giải pháp quy hoạch phát triển bền vững. Để bảo vệ bờ biển, các giải pháp như xây dựng đê k (K mỏ hàn, đê chắn sóng,..) trồng rừng ngập mặn, nuôi bãi là những biện pháp tích cực giảm thiểu tác động của sóng và xói lở bãi. Các giải pháp quy hoạch phát triển bền vững bao gồm: 1/ Lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường nước mặt; 2/ Lĩnh vực phát triển công nghiệp; 3/ Bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặn; 4/ Lĩnh vực giao thông vận tải; 5/ Lĩnh vực quy hoạch bảo vệ, khắc phục sự cố môi trường; 6/. Đánh giá sức tải môi trường của các địa hệ khu vực cửa sông.

28

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Đặng Mai, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hoàng Phương Thảo (2008). Tiến hoá trầm tích và sự ô nhiễm liên quan ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và hệ lạch triều Thị Vải. Tạp chí Khoa học và công nghệ Biển, 4(T8)-2008, Tr 01-08.

2. Trần Nghi, Đặng Mai, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hoàng Phương Thảo (2008). Đặc điểm địa hoá môi trường và hiện trạng ô nhiễm vùng hạ lưu Đồng Nai – Sài Gòn. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa chất biển Toàn quốc lần I: Địa chất Biển Việt Nam và phát triển bền vững, Tr592-602.

3. Trần Nghi, Đinh Xuân Thành, Nguyễn Đình Thái, Trần Thị Thanh Nhàn (2009). Sequence stratigraphy of Quaternary depositions on the land and at the continental shelf of VietNam. VNU Journal of Science, Earth Sciences, Vol 25, No.1, 2009. P 32-39.

4. Tran Nghi, Nguyen Dinh Thai, Nguyen Thi Hong (2011). Projections for Quang Binh tourism and solutions for a sustainable economic development. VNU Journal of Science, Earth Sciences vol 27. No.3 (2011).

5. Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Phạm Thu Thảo, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đinh Xuân Thành, Trần Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thị Dung (2013). Đánh giá tác động của sự dâng cao mực nước biển hiện đại đến quá trình xói lở bờ biển ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp ứng phó. Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 1/2013 (644), ISSN 1859-4794. Tr 44-50.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH TRONG HOLOCEN MUỘN PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)