1.3.1.1 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Xuất phát từ điều kiện thực tế, để đáp ứng nhu cầu của các khoản vay tiêu dùng (mua sắm xe hơi, bất động sản, trang thiết bị gia đình …) với số lượng ngày càng gia tăng, các TCTD đã sử dụng mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng để xử lý các khoản vay một cách nhanh chóng. Trong mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 yếu tố được cho điểm từ 1 đến 10, trong đó các yếu tố quan trọng liên quan tới khách hàng được sử dụng bao gồm: Hồ sơ tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Sau đây là các yếu tố và điểm số được sử dụng nhiều tại các ngân hàng Mỹ.
Bảng 1.1: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
1 Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia phụ trách kinh doanh Công nhân có kinh nghiệm Nhân viên văn phòng Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ
Sống cùng bạn hay người than
6 4 2
21 3 XHTD Tốt Trung bình Không có hồ sơ Tồi 10 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống
5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định Có Không 2 0 7 Số người sống cùng( phụ thuộc) Không 3 Một Hai Ba Nhiều hơn ba 3 4 4 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành Séc Không có 4 3 2 0
(Nguồn: website http:/en.wikipedia.org)
Với mô hình này, điểm số cao nhất mà khách hàng đạt được là 43 điểm và thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng qua kinh nghiệm hoạt động tín dụng biết được rằng với mức 28 điểm sẽ phân loại được khách hàng, hay nói cách khác đây là
22
“điểm ngưỡng” là ranh giới để xác định giữa khách hàng có tín dụng tốt và xấu. Từ đó, ngân hàng sẽ xây dựng chính sách tín dụng như sau:
Bảng 1.2: Chính sách tín dụng theo mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Điểm số của khách
hàng
Quyết định tín dụng
< 28 Từ chối cấp tín dụng
29-30 Cho vay đến 500 USD
31-33 Cho vay đến 1000 USD
34-36 Cho vay đến 2500 USD
37-38 Cho vay đến 3500 USD
39-40 Cho vay đến 5000 USD
41-43 Cho vay đến 8000 USD
(Nguồn: website http:/en.wikipedia.org) 1.3.1.2 Mô hình chấm điểm tín dụng FICO
FICO (The US Fair Issac Company) là công ty hoạt động tại Mỹ đã phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng tự động từ những năm 1960, 1970. Mô hình điểm số tín dụng của FICO được áp dụng rộng rãi ở Mỹ do các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng rà soát dễ dàng qua các công ty dữ liệu tín dụng (Credit reporting companies). Công ty dữ liệu tín dụng thực hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các TCTD, phân tích và cho điểm đối với từng người.
Mô hình chấm xếp hạng khách hàng cá nhân của FICO được xây dựng căn cứ vào 5 yếu tố của khách hàng là lịch sử thanh toán nợ, trị giá khoản tín dụng thời hạn tín dụng, lịch sử quan hệ tín dụng, loại tín dụng. Trong 5 yếu tố trên, FICO cũng
23
đưa ra trọng số khác nhau cho mỗi yếu tố căn cứ vào mức độ tác động của chúng dẫn đến rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
Bảng1.3: Các chỉ tiêu xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO
Yếu tố Trọng số( %) Giải thích
Lịch sử thanh toán nợ 35 Khách hàng thanh toán nợ đúng có đúng thời hạn hay không? Đã có lần nào không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay không? Trị giá khoản tín dụng 30 Doanh số khoản tín dụng là bao nhiêu? Thời hạn tín dụng 15 Khoản tín dụng có thời hạn bao lâu? Lịch sử quan hệ tín dụng 10 Đây có phải là khoản tín dụng mới hay
không? Khách hàng còn có khoản tín dụng nào khác nữa không?
Loại tín dụng 10 Khách hàng vay theo hình thức trả góp tiêu dùng hay mua bất động sản?
(Nguồn: website http:/en.wikipedia.org)
Dựa vào các yếu tố tác động và trọng số nêu trên, FICO xây dựng thang điểm và chấm điểm tín dụng. Điểm tín dụng do FICO xây dựng có giới hạn từ 300 đến 850, điểm càng cao th́ ấp rủi ro tín dụng sẽ càng thấp. Khách hàng có điểm tín dụng dưới 680 được xem là khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao. Bên cạnh việc chấm điểm khách hàng FICO cũng đưa ra mối quan hệ giữa điểm số và xác suất mất khả năng trả nợ của khách hàng:
Bảng 1.4: Mối quan hệ giữa điểm số tín dụng FICO và xác suất khách hàng mất khả năng trả nợ
Điểm số tín dụng FICO Xác suất mất khả năng trả nợ
24
Từ 680 – 799 5%
Từ 680 – 699 15%
Từ 500 – 679 71%
(Nguồn: website http:/en.wikipedia.org)
Dựa vào mối quan hệ giữa điểm số chấm điểm tín dụng và xác suất mất khả năng trả nợ của khách hàng do FICO xây dựng, mỗi ngân hàng sẽ quyết định áp dụng cho riêng mình một mức “điểm ngưỡng” tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng mở rộng hay thắt chặt, khả năng chấp nhận rủi ro cao hay thấp của ngân hàng đó. Chẳng hạn, hầu hết các ngân hàng ở Mỹ đều sử dụng thang điểm của FICO để XHTD cho khách hàng cá nhân như sau:
Bảng 1.5: Thang điểm tín dụng và kết quả xếp loại của FICO
Điểm tín dụng FICO Kết quả xếp loại
Từ 720 trở lên Rất tốt
Từ 680 – 719 Tốt
Từ 620 – 679 Trung bình
Từ 585 – 619 Rủi ro cao
Từ 584 Rủi ro rất cao
(Nguồn: website http:/en.wikipedia.org)