Các hỗ trợ khác từ cơ quan chức năng các cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank Lâm Đồng (Trang 104)

Các cơ quan nhà nước như Tổng cục thuế, Bộ Tài Chính cần phải xây dựng các chuẩn mực kế toán về tiêu chuẩn để có thể xác định doanh thu, chi phí đối với loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình (hiện vẫn mang hình thức thuế khoán, và việc tính thuế chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của cán bộ thuế). Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, rà soát quy mô hoạt động của các hộ kinh doanh để yêu cầu họ chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh với loại hình doanh

97

nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; Khuyến khích xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập; XHTD là một công việc tương đối mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã được thực hiện từ khá lâu trên thế giới. Ở các quốc gia đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện XHTD đều xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần chuyên thực hiện thu thập thông tin để xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức và cá nhân. Việc hình thành một tổ chức như vậy có vai trò rất to lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế. Chính vì vậy để tạo điều kiện thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, trong thời gian tới Nhà nước cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ chế và môi trường cho hoạt động kinh doanh xếp hạng tín nhiệm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các NHTM cung cấp các tài liệu, hồ sơ về khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các mô hình chấm điểm, XHTD để các NHTM có thể tham khảo xây dựng mô hình riêng phù hợp với đặc thù hoạt động hoặc sử dụng để so sánh với các kết quả chấm điểm, XHTD của NHTM để có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD của mình.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin

của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Đây là là đầu mối rất quan trọng thực hiện cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên nguồn thông tin mà CIC cung cấp vẫn còn đơn điệu, chưa đầy đủ và không kịp thời. Vi vậy, để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC trong thời gian tới phải được cải tiến theo hướng cung cấp thông tin phải nhanh chóng; nguồn thông tin phải cập nhật, chính xác và ngoài các thông tin về quan hệ tín dụng còn phải cung cấp các thông tin về các quan hệ khác với ngân hàng và các thông tin phi tài chính khác...

Ngoài ra, các cơ quan chức năng khác, như Viện kiểm sát, tòa án và các đơn vị hữu quan cũng cần bảo đảm vai trò tich cực, khách quan của mình trong điều tra, xử

98

lý kịp thời, nghiêm khắc, « đúng người đúng tội » các tranh chấp trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng với khách hàng, hỗ trợ sự ổn định hệ thống vì lợi ích chung của nền kinh tế và đời sống xã hội quốc gia, cũng như trên mỗi địa bàn , địa phương…

Kết luận

Trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh theo các chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các NHTM cần đổi mới toàn diện hoạt động và phát triển các hệ thống quản trị rủi ro. Việc coi trọng chất lượng XHTD để tăng cường quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel đối với hoạt động tín dụng đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề ưu tiên mà các NHTM Việt Nam, trong đó có Agribank Lâm Đồng, phải đặc biệt quan tâm trong thực tiễn kinh doanh của mình.

Một trong số các biện pháp đã được áp dụng là xây dựng hệ thống XHTD nội bộ nhằm đánh giá mức độ rủi ro, từ đó đưa ra chính sách áp dụng cho từng nhóm và từng khách hàng cụ thể. Tuy đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng vì chỉ mới ra đời và áp dụng tại Việt Nam, nên các bất cập phát sinh trong quá trình chấm điểm, XHTD là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc nhận diện kịp thời các vướng mắc, tồn tại cần khắc phục và đề xuất huớng xử lý thích hợp là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện và phát huy tốt vai trò của hệ thống XHTD nội bộ.

Hệ thống XHTD nội bộ của Agribank và mô hình chấm điểm XHTD dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh đang được Agribank Lâm Đồng áp dụng đã góp phần nhất định vào đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, những kết quả đạt được, cũng như các hạn chế còn tồn tại trong mô hình, từng tiêu chí, những quy định về chấm điểm và những hạn chế khác phát sinh trong quá trình thực hiện chấm điểm XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân đang đặt ra đối với Agribank, đòi hỏi ngân hàng sớm có giải pháp tổng thể hữu hiệu khắc phuc,

99

trong đó, cần sớm hoàn thiện mô hình chấm điểm, XHTD-nhất là điều chỉnh, bổ xung và hoàn thiện các tiêu chí chấm điểm; thắt chặt các quy trình kiểm soát nội bộ và giám sát hoạt động giải ngân và sử dụng vốn vay của các khách vay ; thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết về thông tin và đào tạo, nâng cao trình độ và trách nhiệm cá nhân để hệ thống XHTD cá nhân, hộ gia đình của Agribank phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng như BTC, NHNN các cấp cũng cần tạo điều kiện về pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho hoàn thiện và triển khai hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ của Agribank nói riêng, của các NHTM khác nói chung trong toàn hệ thống.../.

Tài liệu tham khảo

1. Agribank, 2007, Tài liệu tập huấn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

2. Agribank, 2011, Tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội.

3. Agribank Lâm Đồng, Báo cáo tổng hợp chấm điểm khách hàng cá nhân, hộ gia đình hàng quý từ 30/11/2010 đến 30/9/2012.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2008, Nghiệp vụ ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2008, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Tài chính.

6. Nguyễn Trường Sinh, 2009, Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, ĐH Kinh tế TPHCM, luận văn thạc sĩ.

7. Trần Đắc Sinh, 2002, Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lê Thị Hiệp Thương, 2009, Xếp hạng tín nhiệm, tài liệu tham khảo của Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM.

9. Nguyễn Văn Tiến, 2003, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê.

10. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của một số NHTMCP tại Việt Nam.

11. Andrew McDonald and Guy Eastwood, 2000, Credit risk rating at Australian banks, Australian prudential regulation authority.

12. Christian Kronwald, 2009, Credit rating and the impact on capital structure,

13. Dinh Thi Huyen Thanh and Stefanie Kleimeier, 2006, Credit scoring for Vietnam's retail banking market, Maastricht University, Netherlands.

14. Jens Hilscher, Mungo Wilson, 2010, Credit rating and credit risk, The salomon center for the study of financial institutions – NYU Stern.

15. Lyn C.Thomas, David B.Edelman and Jonathan N.Crook, 2002, Credit scoring and its applications, Society for Industrial and Applied Mathematics, Philadelphia.

16. National bank of USA, 2001, Rating credit risk, Comptroller’s handbook.

17. William F.Treacy and Mark S.Carey, 1998, Credit risk rating at large U.S. Banks, Federal Reserve Bulletin.

18. Trang web: http://www.rating.com.vn

19. Trang web: http://cic.org.vn/cicportal

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank Lâm Đồng (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)