quản lý doanh nghiệp.
Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp có tác động rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để có thể công nghiệp, xây dựng m ột cơ cấu vốn tối ưu, đòi hỏi giám đốc doanh nghiệp phải am hiểu rất sâu sắc về các nhân tố sẽ tác động đến chi phí vốn của doanh nghiệp: như lãi suất thị trường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro của ngành, sự thay đổi các chính sách kinh tế ... Hơn thế, giám đốc doanh nghiệp phải có khả năng dự báo được những thay đổi của các yếu tố này để lường trước được ảnh hưởng của chúng đến chi phí vốn, từ đó, tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiộp.
Đê hô trợ cho lãnh đạo doanh nghiộp trong việc xây dựng chính sách quản lý vốn, một hộ thống phần mểm với các chương trình chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm lượng hoá các tác động của các yếu tố này đến sự thay đổi chi phí vốn, từ đó, thay đổi cơ cấu vốn. Do vậy, các giám đốc doanh nghiệp phải rất am hiểu các tính năng, cấu trúc cũng như các ứng dụng của các chương trình quản lý vốn đã được tin học hoá.
Sự bảo thủ hay phóng khoáng của lãnh đạo doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính chủ quan của họ khi cân nhắc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hưu. Bên cạnh cơ sở xác định cơ cấu vốn là chi phí vốn, còn cơ sở thứ hai
là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro thì việc sử dụng nợ sẽ tận dụng được đòn bẩy tài chính, làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (EPS) tăng lên. Nhưng sử dụng Nợ cũng như con dao hai lưỡi, vì khi đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực sẽ làm suy giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhiều hơn so với doanh nghiệp không sử dụng Nợ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.