Định tuyến phẳng và định tuyến thứ bậc:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giao thức định tuyến trong mạng truyền thông (Trang 25)

Dựa theo cơ chế hoạt động trong định tuyến, các giao thức chia ra thành hai loại: Định tuyến phẳng (Flat routing): Là quá trình định tuyến trong một hệ tự trị AS mà không có sự phân chia thành các vùng nhỏ hơn. Đối với các AS có qui mô lớn thì định tuyến phẳng không thích hợp do các nguyên nhân đặc trƣng sau:

- Dễ triển khai do các bộ định tuyến đều có vai trò giống nhau

- Số lƣợng các nút tham gia hoạt động định tuyến lớn. Cho nên danh mục trong bảng định tuyến rất lớn do các nút xây dựng bảng định tuyến về toàn bộ hệ tự trị. Các nút trao đổi thông tin định tuyến sẽ làm tăng lƣu lƣợng đƣờng truyền.

- Bảng định tuyến của bộ định tuyến mô tả danh mục tuyến đến toàn bộ các bộ định tuyến khác trong hệ tự trị.

- Các giao thức định tuyến theo mô hình này: RIP, IGRP.

Định tuyến thứ bậc (hierachical routing): Là cách định tuyến phân chia ra các vùng con trong một hệ tự trị lớn. Mỗi vùng thực hiện định tuyến độc lập trong một hệ tự trị AS. Các đặc trƣng là:

- Khó triển khai hơn do phải phân vùng trong định tuyến.

- Các bộ định tuyến thực hiện các chức năng thứ bậc khác nhau theo vùng. Các bộ định tuyến trong một vùng của hệ tự trị sẽ chọn ra một đại diện liên lạc với các bộ định tuyến trong vùng khác.

- Bảng định tuyến của một bộ định tuyến chỉ chứa các danh mục tuyến đến các nút khác trong vùng, không phải đến toàn bộ các nút trong hệ tự trị

CHƢƠNG 2 CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRÊN MẠNG CỐ ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giao thức định tuyến trong mạng truyền thông (Trang 25)