Các bƣớc thực hiện với phƣơng pháp ƣớc lƣợng UCP

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật ước lượng dự án và đánh giá phần mềm (Trang 40)

Một số giả định về phƣơng pháp UCP

Để khai thác và sử dụng hiệu quả phương pháp UCP, người dùng phải nắm vững quy trình phát triển phần mềm theo phương pháp hướng đối tượng, có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ UML về cách xây dựng biểu đồ UC. Trong chương này, ta chỉ đưa ra việc sử dụng phương pháp UCP và không đưa vào chi tiết làm thế nào để xây dựng được biểu đồ UC.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng UCP đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Xác định trọng số của các tác nhân chưa được điều chỉnh (Unadjusted

Actors Weight – UAW)

Đây là bước đầu tiên của phương pháp UCP, tại bước này ta thực hiện việc phân lớp các tác nhân. Các tác nhân trong biểu đồ UC của hệ thống được phân chia ra thành 3 lớp: các tác nhân đơn giản ( Simple Actors), các tác nhân lớp trung bình ( Average Actors) và các tác nhân lớp phức tạp ( Complex Actors). Song song với việc phân lớp là ta gán trọng số cho các tác nhân. Việc phân lớp và gán trọng số của các tác nhân được thực hiện theo bảng sau đây:

Lớp tác nhân Mô tả

Trọng số Tác nhân

( FW)

Simple Actors Đây là những tác nhân có giao tiếp với hệ

thống qua API 1

Average Actors

Đây là những tác nhân được xác định qua những đặc trưng sau:

- Tác nhân tương tác với hệ thống qua một số giao thức như HTTP, FTP, giao thức định nghĩa bởi người dùng

- Tác nhân lưu trữ CSDL, file hoặc hệ quản trị CSDL

2

Complex Actors Tác nhân tương tác với hệ thống qua GUI 3

Tổng của những trọng số tác nhân chưa điều chỉnh được tính bằng cách đếm số tác nhân mỗi loại nhân với trọng số tương ứng và cộng tổng của những kết quả theo công thức 4.1

UAW= ( #Actors* wf) (4.1)

Bƣớc 2: Phân loại xác định trọng số cho các UC chưa được điều chỉnh (UUCW)

Tại bước này ta tiến hành đếm và gán trọng số cho các UC, các UC được phân thành 3 lớp. Những UC đơn giản (Simple UC) có không quá 3 kịch bản hoặc 3 giao dịch, những UC trung bình ( Average UC) có từ 5 đến 7 giao dịch, những UC phức tạp ( Complex UC) có từ 8 giao dịch trở lên. Chi tiết phần loại và gán trọng số cho các UC được mô tả trong bảng 2.8.

Lớp UC Mô tả Trọng số

Simple UC Đây là những UC có không quá 3 kịch bản 5 Average UC Đây là những UC có từ 5 tới 7 kịch bản 10 Complex Actors Đây là những UC có từ 8 kịch bản trở lên 15

Bảng 2.8: Phân loại và gán trọng số cho các UC

Một cách khác để phân lớp UC là dựa vào phân tích các lớp. UC đơn giản là UC nhỏ hơn hoặc bằng 5 lớp, UC trung bình có từ 6 đến 10 lớp, còn UC phức tạp có lớn hơn 10 lớp. Giá trị của tổng trọng số UC chưa điều chỉnh tính theo công thức 4.2

UUCW=( #UCs* wf) (4.2)

Bƣớc 3: Xác định số điểm UC chưa được điều chỉnh ( Unadjusted Use Case Point –

UUCP) bằng cách tính tổng của UAW với UUCW theo công thức 4.3 UUCP = UAW + UUCW (4.3)

Bƣớc 4: Đưa ra các nhân tố kỹ thuật

Phương pháp này cũng đưa ra việc tính toán nhân tố điều chỉnh kỹ thuật như phương pháp FPA, và các hệ số nhân của nhân tố môi trường để định lượng các yêu cầu phi chức năng của hệ thống phần mềm. Các nhân tố kỹ thuật và môi trường có ảnh hưởng tới hiệu suất của sản phẩm và sự ảnh hưởng có giá trị từ 0 đến 5. Giá trị của các nhân tố gần 0 có nghĩa là không ảnh hưởng, giá trị gần 3 có nghĩa là ảnh hưởng ở mức độ trung bình, còn gần 5 là ảnh hưởng rất mạnh tới hiệu suất sản phẩm.

Có 13 nhân tố kỹ thuật trong bảng 2.9 sau sẽ đưa ra trọng số (Weight) và mô tả của chúng.

Nhân tố kỹ thuật Weight Mô tả

T1 Hệ thống phân tán 2 Hệ thống này có kiến trúc phân tán hay tập trung?

T2 Thời gian phản hồi 1 Máy khách có yêu cầu hời gian phản hồi nhanh không? Thời gian phản hồi có phải là một yêu cầu quan trọng không?

T3 Hiệu quả của người sử dụng

1 Hiệu quả người dùng thế nào?

T4 Xử lý bên trong phức tạp

1 Tiến trình xử lý bên trong có phức tạp không?

T5 Mã dùng lại 1 Mã nguồn có cần sử dụng lại không? T6 Dễ cài đặt 0.5 Hệ thống có dễ dàng cài đặt không?

T7 Tính dễ sử dụng 0.5 Hệ thống có thân thiện với người dùng không? T8 Khả năng tiện lợi 2 Khách hàng có thể triển khai phần mềm ở nhiều

hệ nền khác nhau không?

T9 Dễ thay đổi 1 Hệ thống có dễ thay đổi, năng cấp hay không? T10 Khả năng thức hiện

đồng thời

1 Khách hàng có yêu cầu nhiều người sử dụng hệ thống một thời điểm hay không?

T11 Độ an toàn 1 Hệ thống có yêu cầu đảm bảo độ an toàn không? T12 Truy nhập trực tiếp

tới những tầng thứ 3 1

T13 Việc hướng dẫn sử dụng

1 Việc hướng dẫn cho người sử dụng co phức tạp không?

Bảng 2.9: Các nhân tố kỹ thuật

Bƣớc 5: Tính giá trị Tfactor

Ta gán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kỹ thuật tương ứng với các giá trị từ 0 đến 5, sau đó nhân với trọng số tương ứng của các nhân tố kỹ thuật rồi tính tổng của các kết quả ta được giá trị Tfactor theo công thức 4.4

Tfactor = 13 1 * i i i T v   (4.4)

Trong đó vi là giá trị còn Ti là trọng số của các nhân tố kỹ thuật tương ứng.

Bƣớc 6: Tính nhân tố độ phức tạp kỹ thuật (Technical Complex Factor – TCF)

TCF=0.6 + (0.1*Tfactor) (4.5)

Bƣớc 7: Đưa ra các nhân tố môi trường ( Environmental Factor – EF)

Có 8 nhân tố môi trường, mỗi nhân tố có trọng số (Weight) và mức độ ảnh hưởng tương ứng các giá trị từ 0 đến 5 được mô tả bảng 2.10

Nhân tố môi trƣờng Weight Mô tả

E1 Việc hiểu rõ ràng dự án

1.5 Tất cả mọi thành viên trong dự án có hiểu rõ dự án đang thực hiện hay không?

E2 Kinh nghiệm ứng dụng

0.5 Kinh nghiệm làm ứng dụng như thế nào?

E3 Kinh nghiệm lập trình hướng đối tượng

1 Những người tham gia dự án có kinh nghiệm ra sao khi phát triển dự án theo phương pháp hướng đối tượng?

E4 Khả năng của nhóm phân tích

0.5 Những người trong nhóm phân tích như thế nào, có đủ năng lực và hiểu biết về lĩnh vực vấn đề hay chưa?

E5 Động cơ thúc đẩy 1 Động cơ phát triển dự án như thế nào? E6 Sự ổn định của yêu

cầu phần mềm

2 Khách hàng có hay thay đổi yêu cầu không?

E7 Người làm Part – time

-1 Có người làm Part – time hay không?

E8 Độ khó của ngôn ngữ lập trình

-1 Sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp không?

Bƣớc 8: Tính giá trị Efactor

Ta gán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tương ứng với các giá trị từ 0 đến 5, sau đó nhân với trọng số tương ứng của các nhân tố môi trường tương ứng rồi tính tổng của các kết quả ta được giá trị Efactor theo công thức 4.6

Efactor = 8 1 * i i i E v   (4.6)

Trong đó vi là giá trị còn Ei là trọng số của các nhân tố môi trường tương ứng.

Bƣớc 9: Tính nhân tố môi trường (Environmental Factor – EF) theo công thức 4.7

sau đây

EF=1.4 + ( -0.3*Efactor) (4.7)

Bƣớc 10: Tính tổng các điểm UC được điều chỉnh ( AUCP – Adjusted Use Case

Points) theo công thức 4.8

AUCP= UUCP*TCF*EF (4.8)

Bƣớc 11: Ta tính ra nỗ lực để phát triển sản phẩm theo đơn vị đo person – hours.

Theo Karner, mỗi điểm UC tương ứng nỗ lực phát triển là 20 person hours, như vậy ta chỉ việc nhân giá trị AUCP với 20 ta được tổng nỗ lực cần thiết để phát triển. Sharks theo kinh nghiệm đã chỉ ra rằng số giờ trên một điểm UC có thể từ 15 đến 30. Schneider và Winters đã đưa ra nhận xét rằng số giờ để thưc hiện một điểm UC phụ thuộc vào nhân tố môi trường và sự ổn định của dự án. [3]

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật ước lượng dự án và đánh giá phần mềm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)