Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kim

Một phần của tài liệu “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kim (Trang 39)

Hoàng Kim

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kim đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức thực tế. Nhìn chung công ty đã thực hiện dúng những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên do những điều kiện hạn chế về số lượng và trình độ của đội ngũ kế toán nên những kinh nghiệm thực tế về các nghiệp vụ kế toán còn ít tại doanh nghiệp nên khó tránh khỏi những bất cập hạn chế trong kế toán kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.

Với những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán kết quả kinh doanh như đã phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kim như sau:

 Về nội dung doanh thu, thu nhập, chi phí

Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác định kết quả kinh doanh, kế toán công ty cần phải hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng vào tài khoản 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”. Hàng tháng khi phát sinh lãi tiền gửi, kế toán ghi vào sổ phụ ngân hàng và hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112,…

Có TK 515 – “Doanh thu hoạt động tài chính”

 Về tổ chức hạch toán ban đầu

Các chứng từ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là các chứng từ tự lập và các chứng từ kế thừa từ các nghiệp vụ kế toán trước. Hiện nay ở công ty, các chứng từ tự lập tương đối đơn giản và gọn nhẹ. Tuy nhiên việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban còn chậm. Để khắc phục các cán bộ kế toán trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ tới bộ phận kế toán để xử lý, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: như đôn đốc nhân viên bán hàng gửi hóa đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho

việc hạch toán tổng hợp và chi tiết. Công tác hạch toán ban đầu có tốt thì mới tạo điều kiện cho các khâu tiếp theo nhằm xác định được kết quả kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác nhất, tránh những sai sót không đáng có gây mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

 Về trích lập các khoản dự phòng

Việc trích lập các khoản dự phòng đồng nghĩa với việc dự kiến trước các tổn thất, để khi những rủi ro kinh tế bất ngờ xảy ra, công ty có nguồn kinh phí xử lý kịp thời những rủi ro này, hoạt động kinh doanh sẽ không phải chịu ảnh hưởng nặng nề, không phải chịu những tổn thất không đáng có.

Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

+TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi.

TK 15921 – Dự phòng phải thu khó đòi hàng gạch men TK 15922 – Dự phòng phải thu khó đòi hàng xi măng …

+TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. TK 15931 – Dự phòng giảm giá hàng gạch men TK 15932 – Dự phòng giảm giá hàng xi măng …

 Hoàn thiện sổ kế toán:

Việc công ty không mở sổ chi tiết TK 511, 632 gây khó khăn cho công tác quản lý. Để tiện cho việc theo dõi, kế toán có thể phân loại hàng hóa thành một số nhóm hàng nhất định với từng đặc tính cụ thể như: đá, xi măng, sắt, thép, phân đạm…; phân loại dịch vụ cung cấp thành một số nhóm như sau: giao thông vận tải, san lấp mặt bằng, tư vấn thiết kế… Khi đó kế toán nên mở sổ chi tiết TK 511, 632 theo từng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy, số lượng sổ kế toán chi tiết sẽ không quá lớn, mà việc theo dõi hàng hóa mua bán, dịch vụ cung cấp cũng sẽ thuận tiện hơn, thỏa mãn tốt yêu cầu của công tác quản lý.

Công ty có thể mở các sổ chi tiết như sau: + TK 5111 – Doanh thu bán hàng

TK 51112 – Doanh thu bán xi măng ……

+ TK 632 – Giá vốn hàng bán

TK 6321 – Giá vốn loại hàng gạc men TK 6322 – Giá vốn loại hàng xi măng ……

+ TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

TK 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ giao thông vận tải

Mở sổ chi tiết theo cách này không những quản lý được nhanh chóng chính xác hàng bán và dịch vụ cung cấp trong kỳ mà còn giúp cho các nhà quản trị biết những mặt hàng hay dịch vụ nào đã tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty để từ đó có phương hướng đầu tư, phát triển cho hợp lý.

Bên cạnh đó để tiện cho việc theo dõi kết quả kinh doanh, công ty cũng nên mở sổ chi tiết TK 911 chi tiết theo từng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh tại công ty. Qua đó cũng giúp công ty có thể tính lợi nhuận gộp theo hoạt động một cách thuận tiện nhất.

Khi đó, cuối quý hoặc cuối năm kế toán có thể lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng hoạt động để xác định lợi nhuận gộp

Một phần của tài liệu “Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Kim (Trang 39)