Phép thử thứ hai sẽ xử lý hạn chế ở phép thử đầu tiên. Để minh họa cho kỹ thuật xây dựng bảng quyết định khác, chúng ta sẽ phát triển một bảng quyết định với điểm vào mở rộng và lấy kết thúc từ gốc hành động. Trong việc tạo ra một bảng quyết định điểm vào mở rộng, chúng ta phải chắc chắn rằng các lớp tương đương được tạo ra phải là thành phần đúng của miền giá trị đầu vào. Tức là khi kết hợp các tập con tách rời của lớp tương đương sẽ tạo thành một tập toàn vẹn, đầy đủ. Vì nếu có bất kì sự “chồng lặp” nào giữa các điểm vào của luật, chúng sẽ sinh ra một trường hợp dư thừa trong đó có nhiều hơn một luật có thể được thỏa mãn. Các lớp tương đương cho các biến đầu vào Date, Month, Year như sau:
M1 = { tháng: tháng có 30 ngày } M2 = { tháng: tháng có 31 ngày } M3 = { tháng: tháng là tháng 2}
D1 = { ngày: 1 ≤ ngày ≤ 28} D2 = { ngày: ngày = 29 } D3 = { ngày: ngày = 30 } D4 = { ngày: ngày = 31 Y1 = { năm: năm = 1900}
Y2 = { năm: 1812 ≤ năm ≤ 2012 AND (năm ≠ 1900) AND (năm = 0 mod 4)} Y3 = { năm: (1812 ≤ năm ≤ 2012 AND năm ≠ 0 mod 4)}
Để đưa ra ngày tiếp theo của ngày hiện tại, chỉ có 5 thao tác có thể được sử dụng bao gồm: tăng ngày, đặt lại ngày, tăng tháng, đặt lại tháng và tăng năm. Ở đây không để cho thời gian đi ngược lại từ đầu nên sẽ không có hành động đặt lại năm. Các điều kiện cho 3 biến đầu vào ngày, tháng, năm sẽ được đưa ra trong một bảng quyết định với 36 luật phù hợp với tích để các của các lớp tương đương (3x4x3=36). Việc kết hợp các luật với các điểm vào “không quan tâm” tạo ra bảng quyết định 3.22 với 16 luật. Chúng ta vẫn có một vấn đề với các luật không xảy ra theo logic, nhưng công thức này giúp chúng ta xác đinh được đầu ra mong đợi của các trường hợp kiểm thử. Nếu chúng ta hoàn thành các điểm vào hành động trong bảng này, thì sẽ tìm được một vấn đề xảy ra với trường hợp tháng 12. Trong luật số 8, nếu là tháng 12 thì sẽ phải đặt lại ngày, đặt lại tháng và tăng năm. Vấn đề này sẽ được giải quyết ở lần thử nghiệm số 3.
Bảng 3.22 Bảng quyết định phép thử thứ 2 với 36 luật [6]