Giả sử ta phân lớp tương đương miền giá trị đầu vào cho các biến Date, Month, Year của bài toán Nextdate như dưới đây (nguyên tắc để phân lớp tương đương đã được trình bày trong mục 3.2 – Phương pháp kiểm thử dựa trên lớp đương đương).
M1 = {tháng: tháng có 30 ngày} M2 = {tháng: tháng có 31 ngày} M3 = {tháng: tháng là 2} D1 = {ngày: 1 <= ngày <= 28} D2 = {ngày: ngày = 29} D3 = {ngày: ngày = 30} D4 = {ngày: ngày = 31}
Y1 = {năm: năm là năm nhuận}
Y2 = {năm: năm không phải năm nhuận}
Với yêu cầu của bài toán này thì các năm xét từ năm 1812 đến 2012. Ta xây dựng được bảng quyết định tương ứng như bảng 3.21. Ở đây, với mục đích làm nổi bật những kết hợp không xảy ra, chúng ta có thể tạo ra một bảng quyết định điểm vào hạn chế với các điều kiện và hành động như sau (trong ví dụ này thì lớp tương đương cho biến năm thu lại thành một điều kiện – chỉ có lớp Y1).
Bảng 3.21 Bảng quyết định cho thử nghiệm đầu tiên với 256 luật [6] Các điều kiện c1: tháng trong M1 T c2: tháng trong M2 T c3: tháng trong M3 T c4: ngày trong D1 c5: ngày trong D2 c6: ngày trong D3 c7: ngày trong D4 c8: năm trong Y1 a1: Không xảy ra a2: Ngày tiếp theo
Bảng quyết định này sẽ có 256 luật, trong đó nhiều luật sẽ không xảy ra. Để giải thích tại sao những luật này không xảy ra thì chúng ta phải xem lại một số hành động sau khi xây dựng bảng quyết định. Có một số hành động cần quan tâm như, hành động a1 (có quá nhiều ngày trong một tháng tức là với mỗi một tháng, số ngày lớn nhất trong tháng đó là cố định. Trong trường hợp người dùng nhập ngày hiện tại có giá trị lớn hơn ngày lớn nhất trong tháng thì sẽ xử lý như thế nào); a2 là hành động xử lý các tình huống khi điều kiện vào không thể xảy ra trong một năm không nhuận; hành động a3 thực hiện việc tính ngày tiếp theo khi người dùng nhập đúng định dạng và giới hạn của ngày hiện tại.