Áp dụng mẫu cho thiết kế 50

Một phần của tài liệu framework và ứng dụng cho một lớp bài toán quản lý (2) (Trang 50)

3. Cấu trúc của luận văn

2.6. Áp dụng mẫu cho thiết kế 50

Trong các các biểu đồ lớp thiết kế ở trên, khi làm thích nghi thiết kế của khung làm việc đƣợc xây dựng với các ứng dụng cụ thể, chúng ta phải sửa đổi nhiều trong một số lớp thiết kế cần sửa đổi. Nhƣ vậy sẽ rất bất tiện cho ngƣời sử dụng. Khi áp dụng các mẫu thiết kế cho những phần phải thay đổi nhiều này sẽ làm cho việc làm thích nghi trở nên dễ dàng hơn và mất ít công sức hơn. Một trong những yêu cầu của việc xây dƣng các khung làm việc là áp dụng các mẫu thiết kế [5] đến mức tối đa làm cho khung có thể thích nghi một cách dễ dàng nhất cho các bài toán cụ thể của lớp bài toán dự kiến.

Trong các phần thiết kế của khung ở trên, nhƣng phần yêu cầu thay đổi nhiều là những khối liên quan đến giải quyết các tình huống có sự khác nhau của bài toán đƣợc xét nhƣ đã trình bày trong phần tổng quát hóa:

− Khi số tƣ liệu dùng cho sản xuất sản phẩm không phải chỉ có một mà có nhiều loại khác nhau. Sự khác nhau này dẫn đến việc phải chọn các mục cần đầu tƣ từ

các tƣ liệu khác nhau. Để giải quyết tình huống này chúng ta có thể sử dụng mẫu thiết kế chọn chiến lƣợc.

− Khi thực hiện đầu tƣ, có bài toán chỉ cần đầu tƣ một lần, có bài toán phải thực hiện đầu tƣ nhiều lần. Làm sao ta chỉ cần khai báo là có thể thực hiện điều này mà không cần sửa lại thao tác. Tình huống này liên quan đến khối thiết kế triển khai thực hiện đầu tƣ.

− Khi thu nhận sản phẩm làm ra, có bài toán chỉ cho một sản phẩm duy nhất, nhƣng lại có bài toán gồm hai loại sản phẩm: sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. Liên quan đến khối thu hoạch sản phẩm.

Ta sẽ xem xét các khối thiết kế này và áp các mẫu để nhận đƣợc khung làm việc với thiết kế tốt hơn đáp ứng yêu cầu ngƣời dùng tốt nhất

2.6.1. Áp dụng mẫu chiến lược cho khối lựa chọn chiến lược

Thiết kế ban đầu của khối xác định chiến lƣợc đầu tƣ cho ở hình 2.10. Sau khi áp dụng mẫu thiết kế chiến lƣợc ta đƣợc biểu đồ thiết kế cho ở hình 2.11.

Hình 2.12. Biểu đồ lớp thiết kế khối lựa chọn chiến lƣợc sau áp dụng mẫu

2.6.2. Áp dụng mẫu chiến lược cho khối thực hiện đầu tư

Thiết kế ban đầu của khối thực hiện đầu tƣ cho ở hình 2.7. Sau khi áp dụng mẫu thiết kế chiến lƣợc ta đƣợc biểu đồ thiết kế cho ở hình 2.12.

2.6.3. Áp dụng mẫu chiến lược cho khối thu hoạch sản phẩm

Thiết kế ban đầu của khối thực hiện đầu tƣ cho ở hình 2.8. Sau khi áp dụng mẫu thiết kế chiến lƣợc ta đƣợc biểu đồ thiết kế cho ở hình 2.13

Chương 3: TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀ CÀI ĐẶT CHO BÀI TOÁN ĐẦU TƯ TRỒNG MÍA

3.1. Mô tả bài toán quản lý đầu tư vùng nguyên liệu

Nhà máy mía đƣờng “Sơn Dƣơng” là nhà máy sản xuất “Đƣờng” thành phẩm. Xuất phát từ nhu cầu cần nguyên liệu trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm thƣơng mại “đƣờng”. Nhà máy cần phải đầu tƣ xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu cho quá trình sản xuất của mình. Ngƣời nông dân là những ngƣời có các yếu tố sản xuất “ruộng đất, sức lao động” đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhà máy. Vậy những ngƣời nông dân với “ruộng đất, và sức lao động” là những nhân tố sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ của nhà máy. Nhƣ đã mô tả trong chƣơng 2, bài toán đầu tƣ trồng mía là một bài toán cụ thể trong lớp bài toán đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp. Trong chƣơng 2 chúng ta đã có thiết kế chi tiết, biểu đồ lớp chi tiết của bài toán tổng quát hay chính là khung làm việc của lớp bài toán. Để triển khai ứng dụng cho bài toán cụ thể, ta tiến hành các công việc làm thích nghi bài toán trên cơ sở khung làm việc đã có.

3.2. Làm thích nghi khung làm việc đối với bài toán đầu tư trồng mía

3.2.1. Sửa đổi tên gọi và thuộc tính của các lớp cho phù hợp với nghiệp vụ

Trong bài toán trồng mía, đối tác ký hợp đồng với nhà máy là các đội sản xuất hay các hộ nông dân. Tƣ liệu sản xuất của đối tác ký hợp đồng chỉ có các thửa ruộng. Các loại sản phẩm danh mục đầu tƣ của nhà máy cho các đối tác đầu tƣ: vốn, mía giống, phân bón lót, phân bón thúc, đạm, thuốc trừ sâu, … Sản phẩm thu hoạch không có loại sản phẩm trung gian mà chỉ là một loại sản phẩm là mía nguyên liệu.

3.2.2. Bổ sung các lớp giao diện cho thiết kế

3.2.2.1. Lập dự án và ký kết hợp đồng

Hình 3.1. Biểu đồ lớp thiết kế khối lập dự án ký kết hợp đồng của bài toán trồng mía Trong hình 3.1, các lớp có mầu sậm hơn là các khối không dùng đến

3.2.2.2. Triển khai thực hiện đầu tư

Hình 3.2. Biểu đồ lớp thiết kế khối lập triển khai thực hiện đầu tƣ bài toán trồng mía Ta có thể nhận thấy rằng với bài toán trồng mía ta có thể sử dụng lại đƣợc toàn bộ phần thực hiện đầu tƣ sau khi bổ xung thêm các lớp giao diện của bài toán.

3.2.2.3. Thu hoạch sản phẩm

Trong phần thu hoạch sản phẩm này, sản phẩm của bài toán trồng mía chỉ có mía nguyên liệu, không có các sản phẩm trung gian.

3.3. Cài đặt và sử dụng khung làm việc

Khung làm việc đƣợc phát triển trên nền tảng .NET Framework 4.0, đƣợc đóng gói lại thành thƣ viện liên kết động (DLL – Dynamic Link Library) với tên gọi “DauTuSanXuatFramework.DLL”. Để sử dụng khung làm việc khi phát triển dự án cho lớp bài toán, ngƣời phát triển chỉ cần thêm tham chiếu (Add Reference) trong thƣ viện dự án (project) của mình tới thƣ viện lớp khung làm việc. Thêm “using DauTuSanXuatFramework” vào tệp tin cần thiết để có thể sử dụng, phát triển mở rộng, bổ sung cho các lớp trong khung làm việc.

3.4. Giới thiệu chương trình thử nghiệm

3.4.1. Kiến trúc của hệ thống chương trình

Hệ thống gồm 4 hệ con

a.Hệ con 1 là hệ thống để lập dự án và ký kết hợp đồng

Trong hệ này nó thực hiện các chức năng sau:

– Cập nhật các dữ liệu ban đầu về khoản mục đầu tƣ, về ruộng đất, về các đối tác.

– Lập các dự án đầu tƣ, bao gồm việc xác định các mục đầu tƣ, các định mức – suất đầu tƣ và lập phƣơng án đầu tƣ để thỏa thuận với đối tác.

– Tạo và cập nhật các hợp đồng sau khi đã thỏa thuận

b. Hệ con 2 là hệ thống để triển khai thực hiện hợp đồng

Trong hệ này nó thực hiện các chức năng sau: – Cập nhật các dữ liệu triển khai hợp đồng. – Tổng hợp các kết quả triển khai hợp đồng.

c. Hệ con 3 là hệ thống thu hoạch sản phẩm

Trong hệ này nó thực hiện các chức năng sau:

– Cập nhật các dữ liệu thu hoạch mía (dữ liệu liệu đƣợc cập nhật tại trạm cân) – Tổng hợp các kết quả thu hoạch.

d. Hệ con 4 là hệ thống kết toán

– Hạch toán, quyết toán toàn bộ phần thu hoạch và hợp đồng đã triển khai đầu tƣ .

– Tổng hợp các kết quả thanh toán.

3.4.2. Một số giao diện của chương trình

Hình 3.4. Giao diện quản lý chính của phần mềm Với giao diện quản lý ta có thể tìm các chức năng tƣơng ứng nhƣ:

– Ta có thể tìm đƣợc các chức năng trên các menu quản lý theo nhóm theo các nhóm ứng dụng tƣơng ứng nhƣ: Quản lý đầu tƣ, Quản lý diện tích, Thanh toán …

– Hoặc ta có thể xem các thông tin lĩnh vực tiêu biểu trong chƣơng trình đã đƣợc bố trí thành các nút ngay trên giao diện chính của chƣơng trình: nhƣ quản lý diện tích đầu tƣ, quản lý trồng chăm sóc mía, ứng tiền mía và thanh toán, vận chuyển và thu hoạch.

– Thông tin vụ trồng 2011-2012 cho biết dữ liệu của chƣơng trình đang trong thời điểm đang thu hoạch mía của kỳ 2011 và đang triển khai trồng mới mía của kỳ 2012.

– Form tìm kiếm nhanh giúp ngƣời sử dụng có thể tìm kiếm nhanh tới một hợp đồng, tên chủ hợp đồng, để có thể thực hiện nhanh các tác vụ đối với hợp đồng đó.

Hình 3.5. Quản lý hợp đồng trồng mía

Hình 3.5. là giao diện quản lý các hợp đồng ký kết đầu tƣ trồng mía. Hợp đồng trồng mía kế thừa từ lớp trìu tƣợng hợp đồng, bổ xung thêm các thuộc tính cho phù hợp với bài toán quản lý vùng nguyên liệu. Giao diện này cho phép tìm kiếm các hợp đồng, tạo lập các hợp đồng.

Hình 3.6 là giao diện chi tiết hợp đồng ký kết đầu tƣ trồng mía. Giao diện cho phép cập nhật các thông tin chung của hợp đồng. Sau khi chỉnh sửa thêm bớt các thông tin thì nhấn nút ghi nhận để lƣu thông tin lại.

Hình 3.7. Quản lý thông tin thửa ruộng

Hình 3.7 là giao diện quản lý các thửa ruộng của các chủ hợp đồng ký kết đầu tƣ trồng mía. Các thửa ruồng đƣợc kế thừa từ lớp trìu tƣợng yếu tố sản xuất, đồng thời đƣợc bổ xung thêm các thuộc tính cho phù hợp với bài toán quản lý vùng nguyên liệu. Giao diện này cho phép tìm kiếm các hợp đồng, bổ xung và chỉnh sửa thông tin các thửa ruộng của chủ hợp đồng.

3.5. Hiệu quả chương trình đạt được

Hệ thống ứng dụng cho bài toán cụ thể đã đƣợc triển khai cài đặt và sử dụng tại hai nhà máy mía đƣờng Sơn Dƣơng và nhà máy mía đƣờng Việt Đài. Hệ thống đã đem lại những lợi ích thiết thực trong quá trình quản lý đầu tƣ sản xuất của các công ty.

Quản lý đƣợc thông tin về hợp đồng, đầu tƣ chi tiết rõ ràng. Các báo cáo tổng hợp và phân tích số liệu của quá trình đầu tƣ và kế hoạch đã hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định đầu tƣ của nhà máy hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Chƣơng trình đã giúp cho giảm thiểu đƣợc các rủi ro trong quá trình đầu tƣ của nhà máy.

Hỗ trợ tích cực cho ngƣời quản lý trong việc theo dõi đầu tƣ, theo dõi thu hoạch và làm quyết toán cho các hợp đồng.

KẾT LUẬN

Kết quả đạt được

Những kết quả đạt đƣợc của luận văn

– Trình bày đƣợc tổng quan về khung làm việc, các khái niệm tổng quan về khung làm việc và các phƣơng pháp khác nhau để phát triển một khung làm việc.

– Vận dụng các phƣơng pháp để phát triển khung làm việc để xây dựng khung làm việc cho lớp bài toán đầu tƣ sản xuất nông nghiệp ở mức thiết kế vật lý. – Sử dụng khung làm việc đã đƣợc xây dựng áp dụng cho bài toán cụ thể là bài

toán mía đƣờng và xây dựng chƣơng trình cho bài toán đầu tƣ mía đƣờng của nhà máy đƣờng Sơn Dƣơng (Tuyên Quang).

– Chƣơng trình đã đƣợc ứng dụng cho dự án đầu tƣ của nhà máy mía đƣờng Sơn Dƣơng và nhà máy đƣờng Việt Đài (Thanh Hóa). Đã đáp ứng phần lớn các chức năng nghiệp vụ đặt ra của hai nhà máy.

Nhưng vấn đề tồn tại, hướng mở rộng và phát triển

– Chƣơng trình xây dƣng phát triển chƣa đáp ứng đƣợc toàn bộ chức năng ngƣời dùng mong muốn.

– Chƣa vận dụng đƣợc đầy đủ kiến trúc của khung làm việc, trong tƣơng lai sửa đổi kiến trúc để tiện cho việc sửa đổi bảo trì nâng cấp sau này.

– Chƣa tiện dụng cho ngƣời dùng.

– Ứng dụng khung làm việc để xây dựng chƣơng trình cho các bài toán cụ thể khác gặp phải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lã Ngọc Quang(2006), “Khung làm việc và ứng dụng trong việc xây dựng phần mềm”, luận văn thạc sỹ - Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Công Nghệ, ĐHQGHN

Tài liệu tiếng Anh

2. Gabriela B. Arevalo (2001), “Architectural description of Object-Oriented Frameworks”.

3. J.van Gurp and J. Bosch (2001), “Design, implementation and evolution of object oriented frameworks: concept and guidelines”, University of Groningen.

4. Fayad M. E., D. C. Schmidt, R. E. Johnson (1999), “Building Application Frameworks: Object-Oriented Foundations of Framework Design”, NY: John Wiley and Sons, New York.

5. Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, and John Vlissades (1994), “Design patterns: Elements of Reusable Object-Oriented Software”, Reading, MA: Addsion – Wesley.

6. Ralph E. Johnson, Brian Foote (1991), “Design Reusable Classes”, Journal of Object-Oriented Programming.

7. Niklas Landin, Axel Niklasson (1995), “Development of Object-Oriented Frameworks” , Lund University, Lund, Sweden.

8. Michael Mattsson (1996), “Object-Oriented frameworks, A survey of methodological issues”, Lund, Sweden.

Một phần của tài liệu framework và ứng dụng cho một lớp bài toán quản lý (2) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)