Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát (Trang 40)

Kết quả kinh doanh của công ty có đạt được cao hay không tất cả là nhờ cơ chế quản lý, sự cống hiến hết mình của cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong công ty. Công ty luôn nỗ lực hết mình để có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu phấn đấu như vậy, công ty cần cải thiện tình hình kinh doanh, thực hiện tái đầu tư sản xuất, tăng cường thu hút vốn đầu tư, nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề liên quan tới công ty kể cả các vấn đề xã hội. Trong bối cảnh như hiện nay, việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty là vấn đề khá cấp bách, đó cũng là mục tiêu chung của các đơn vị khác trong kinh doanh.

Giải pháp 1: Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty

Đối với mỗi công ty, tổ chức bộ máy quản lý đóng vai trò quyết định đối với sự thành công trong kinh doanh. Đây chính là bộ phận đề ra và theo dõi chỉ đạo kế hoạch,

chiến lược kinh doanh. Không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy quản lý là cơ sở cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Nhìn chung cơ cấu quản lý phòng ban của công ty là hợp lý, các phòng ban chức năng sắp xếp phù hợp với lĩnh vực chuyên môn như phòng kế toán- tài chính, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng dự án, phòng marketing. Phòng kinh doanh được tách ra thành 2 phòng độc lập nhằm quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh của từng nhóm hàng, ngành hàng như: phòng kinh doanh nhựa, phòng kinh doanh thép không gỉ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Đây là ưu thế mà công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý, giám sát các phòng ban, đơn vị trực thuộc. Các đơn vị này đặt dưới sự quản lý chung của ban giám đốc nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong các đơn vị kinh doanh.

Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thống kê phân tích

Tách biệt chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán. Vì trong công ty, bộ phận

thống kê phân tích thuộc phòng kế toán. Do vậy chưa phát huy được khả năng cung cấp thông tin kịp thời cho cấp quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Công ty nên tách bạch phòng phân tích thống kê riêng để tiện cho việc phân tích. Đồng thời, công ty cũng nên độc lập công tác thống kê chi tiết như có ban thống kê kết quả kinh doanh, ban thống kê chi phí, thống kê lao động... Tuyển chọn và đào tạo cán bộ thống kê có chuyên môn không chỉ về thống kê, mà còn phải tổng hợp phân tích hiện tượng từ đó đưa ra nhận xét và biện pháp cho quá trình kinh doanh.

Giải pháp 3: Mở rộng thị trường kinh doanh

Phải tăng cường công tác tìm hiểu thị trường, bám sát và tìm hiểu yêu cầu của

khách hàng về thiết bị máy móc nguyên vật liệu. Khách hàng ở đây bao gồm người tiêu dùng và khách hàng công nghiệp. Công tác này thực tế hiện nay chưa được triệt để thực hiện. Công ty có được loại khách hàng này do uy tín từ trước chứ không phải do công ty chưa khai thác được triệt để.

Để công tác tìm hiểu thị trường nắm bắt nhu cầu khách hàng tốt công ty phải thường xuyên cử những cán bộ của phòng kinh doanh trực tiếp đi đến các địa phương, các doanh nghiệp khác để thu thập những thông tin và đáp ứng nhu cầu này của các đối thủ cạnh tranh từ đó nghiên cứu khả năng cung ứng cho thị trường của công ty mình.

Khi nghiên cứu thị trường cần phải phân tích các thông tin, tìm ra các quy luật thị trường phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của công ty đạt kết quả cao nhất. Công tác nghiên cứu thị trường là khâu mở đầu quan trọng của hoạt động kinh doanh. Công ty phải tìm ra đúng cái mà thị trường cần và có khả năng tiêu thụ. Công ty phải trả lời được: Nên kinh doanh như thế nào? với số lượng là bao nhiêu? với mức giá nào? và bán với hình thức nào? ở đâu?

Cùng với việc nghiên cứu thị trường phải thực hiện tốt công tác dự báo thị trường. Công tác này có vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty. Công ty cần dự kiến về thị trường và đưa ra giải pháp kinh doanh phù hợp.

Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống phân phối, mạng lưới kinh doanh rộng khắp

Công ty cần xây dựng một mạng lưới kinh doanh phù hợp với đặc điểm của mặt hàng, quy mô và phạm vi kinh doanh cũng như các yếu tố khác. Các cửa hàng là nơi trực tiếp tiếp xúc với khách và cũng là nơi thích hợp nhất để giới thiệu quảng cáo hàng hoá của công ty. Mặt khác các cửa hàng cũng là nơi cung cấp những thông tin quan trọng về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm. Chính vì vậy, trong những năm tới công ty cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cửa hàng với các nhãn hiệu, biển quảng cáo phù hợp, đồng thời phải đặt ở vị trí sao cho thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Cần xây dựng thêm một số cửa hàng tại những nơi đông dân cư tập trung nhu cầu xây dựng. Ở những nơi chưa có điều kiện hoặc chưa cần thiết mở cửa hàng thì công ty nên phát triển mạng lưới đại lý bán hàng nhằm giữ vững và phát triển thị trường theo chiều sâu và chiều rộng.

Giải pháp 5: Tăng cường công tác quảng cáo

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động quảng cáo đã nổi lên như một yếu tố

kích thích mạnh mẽ. Mục tiêu của quảng cáo là khẳng định sự tồn tại và vị trí của công ty trên thị trường. Cũng thông qua quảng cáo công ty hiểu được nhu cầu thị trường và phản ứng của thị trường nhanh hơn. Đó là phương tiện phục vụ đắc lực cho cạnh trạnh. Do vậy công ty cần tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, tiếp xúc, khuyến mại. Hiện nay, phần lớn các đợt quảng cáo của công ty có quy mô nhỏ, hình thức đơn điệu bằng những mẩu thông tin ngắn về tên công ty và một số hàng được đăng trên báo. Chi phí cho quảng cáo còn rất hạn chế do vậy hình thức quảng cáo của công ty chưa đủ mạnh để thu hút được khách hàng, để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty.

Vốn cố định bao gồm hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, văn phòng công ty….Cần phải tiết kiệm chi phí văn phòng, chỗ làm việc, sắp xếp khoa học các cửa hàng, sử dụng có hiệu quả tài sản, nhà xưởng, kho tàng.

Thực hiện công tác quản lý dự trữ: Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho công tác quản lý vốn lưu động là cần xác định được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng: để tìm được mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý nhất thì trước hết cần phải dựa vào mức dự trữ vật tư. Mức dự trữ vật tư hợp lý sẽ quyết định mức cân đối tiền mặt hợp lý. Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho kinh doanh thì việc tồn tại vật tư, hàng hoá dự trữ, tồn kho là một bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của công ty. Nếu công ty dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Do vậy, công ty cần phải xác định nhu cầu thị trường, xem xét khả năng của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu đó để thực hiện việc quản lý dự trữ cho phù hợp.

Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tiền mặt: Chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt là lãi suất mà công ty bị mất đi. Do vậy công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tiền mặt để xác định nhu cầu tiền một cách hợp lý, đảm bảo lượng tiền mặt cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh.

Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu: Tuy chính sách cung cấp tín dụng cho khách hàng cũng là biện pháp tài chính của công ty để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá nhưng với tỷ lệ khoản phải thu rất lớn như hiện nay (chiếm khoảng 10% doanh thu thuần) trong đó 70% là khoản phải thu từ khách hàng đã làm giảm kỳ luân chuyển vốn, giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và số vòng quay vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Thuận Phát (Trang 40)