Cây hoa màu nào đƣợc trồng ít nhất? Mấy vụ/năm?

Một phần của tài liệu Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (Trang 36)

- Cây khoai

Cây khoai (khoai lang, khoai sọ và khoai tây) trƣớc đây đƣợc trồng nhiều trên hầu khắp các ruộng vàn, vàn cao và cả đất bãi ven sông, nhà nào cũng có. Loại cây trồng này sinh trƣởng nhanh cho năng suất cao, không đòi hỏi nghiêm ngặt đất đai, thời vụ cũng nhƣ chăm sóc, thích hợp với cả vùng đất ƣớt và khô.

Cây khoai cùng với cây ngô, sắn là loại cây góp phần vào việc cung cấp nguồn lƣơng thực phụ nhƣng rất quan trọng ở Đƣờng Lâm. Ngoài ra khoai còn có vai trò trong việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc.

- Cây hoa màu

Không ở đâu cây hoa màu lại đƣợc trồng nhiều và phong phú đa dạng về chủng loại nhƣ ở Đƣờng Lâm. Có thể thấy ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có cây hoa màu nào thì ở Đƣờng Lâm hầu nhƣ là có cây hoa màu ấy. Những cây hoa màu đƣợc trồng chủ yếu là cây đậu (các loại), cây lạc, vừng ...

* Cây đậu các loại

Cây đậu là loại cây đƣợc trồng với diện tích lớn nhất trong số những cây hoa màu trồng ở xã Đƣờng Lâm bao gồm có đậu tƣơng và đậu xanh, đậu đen (tất cả

chiếm 55,20% diện tích đất trồng cây hoa màu). Trong đó cây đậu tƣơng chiếm 78% diện tích đất trồng đậu, 22% diện tích đất còn lại là trồng cây đậu xanh, đậu đen.

* Cây lạc

Hàng năm cây lạc đƣợc trồng với diện tích trên 80 ha (chiếm 41,40% diện tích đất trồng cây hoa màu)[39, tr.4]. Cây lạc ƣa trồng ở loại đất thịt nhẹ và trung bình nhƣ ở đồng đất Đƣờng Lâm. Lạc là loại cây dễ trồng, dễ chăm bón, thời gian cho thu hoạch nhanh. Ngoài ra, sau khi thu hoạch thân cây lạc đƣợc đƣa ra ruộng làm phân bón, tăng độ màu cho đất .

* Cây vừng

Diện tích đất trồng cây hoa màu còn lại 3,60% là để trồng cây vừng, một loại cây hoa màu góp phần cùng cây lạc làm phong phú thêm nguồn thức ăn dự trữ cho nhân dân trong điều kiện nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu đời sống còn thiếu thốn đó là món muối vừng.

Tóm lại: Qua phân tích ở trên phần nào giải thích thêm đƣợc Đƣờng Lâm

nằm trong hệ sinh thái thuộc châu thổ sông Hồng. Đặc điểm thổ nhƣỡng của vùng bán sơn địa với địa hình rất đa dạng của Đƣờng Lâm đã tạo cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây phát triển khá phong phú. Đặc biệt trong điều kiện cây lúa, một loại cây rất cần đến nƣớc nhƣng với đặc điểm hạn chế của vùng đất đồi gò, khả năng giữ nƣớc kém, chi phí cho gieo trồng và chăm sóc cao. Vì vậy mở rộng diện tích trồng cây hoa màu ở vùng đất này là thích hợp hơn cả. Bởi vì, cây hoa màu rất ƣa trồng trên đất khô hạn, trồng ngắn ngày, dễ xen canh, cải tạo đƣợc chất đất, là loại cây dễ trồng, dễ chăm bón.

- Rau củ quả các loại

Ở Đƣờng Lâm, rau củ quả đƣợc trồng chủ yếu ở trong vƣờn nhà, trên vàn cao, sƣờn đồi gò…hoặc trồng xen canh trên những thửa ruộng giữa hai vụ lúa. Các loaị rau củ quả quen thuộc có mặt ở vùng đất Đƣờng Lâm bao gồm nhƣ: su hào, khoai tây, bắp cải, bầu bí, cà chua, hành, rau ngót, rau giền, rau đay, rau lang, rau muống, đỗ xanh, đỗ vàng, cà trắng, cà tím…Mùa nào rau, củ quả ấy, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân.

Trong thời kỳ hệ thống thuỷ lợi ở Đƣờng Lâm chƣa phát triển, những thửa ruộng vàn và vàn cao rất khó đƣa nƣớc lên để sản xuất vụ lúa chiêm. Cho nên ngƣời

dân trong xã Đƣờng Lâm, đặc biệt là ở thôn Mông Phụ đã trồng nhiều loại: dƣa, bầu bí để bù lấp chỗ trống của cây lúa chiêm về diện tích cũng nhƣ về nhu cầu lƣơng thực của ngƣời dân. Thời kỳ này cây bầu bí, dƣa hấu, dƣa gang đƣợc trồng rất nhiều, đặc biệt là ở thôn Mông Phụ: Quả bầu bí chủ yếu dùng làm thức ăn trong gia đình, quả bầu non dùng để nấu canh hoặc luộc, là những món ăn quen thuộc của mọi gia đình. Trong thời gian giáp hạt, bầu bí đã trở thành món ăn độn thay cơm của ngƣời dân Đƣờng Lâm “Bát cơm bát bầu đập đầu không chết”. Quả dƣa non hay gọi là

dƣa gang nhƣ cách gọi của ngƣời dân ở đây đem ngâm tƣơng để làm thức ăn dự trữ quanh năm. Ngày nay, do chủ động đƣợc hệ thống thuỷ lợi nên những cánh đồng bầu bí, dƣa hấu, dƣa gang không còn đƣợc trồng đại trà nhƣ trƣớc nữa mà thay vào đó là việc mở rộng diện tích và tăng vụ lúa. Vì vậy, cái tên Đồng Bầu, Đồng Dƣa ở vùng đất Đƣờng Lâm bây giờ chỉ còn là những địa danh tên gọi.

“Dƣa hấu dƣa gang là làng Mông Phụ” “Lấy chồng thì lấy chồng đâu

Chớ lấy Mông Phụ ăn bầu trừ cơm”

- Cây trong vườn

Theo kết quả điều tra về thực vật trong khuôn viên của các hộ gia đình ở Đƣờng Lâm cho thấy: mặc dù với những khuôn viên chật hẹp nhƣng họ đều tìm cách để tận dụng tối đa diện tích, điều kiện thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Họ có thể trồng ngay trong vƣờn nhà hoặc trồng ven lối đi, trồng xung quanh nhà. Về chủng loại rất đa dạng phong phú, từ những cây thảo nhỏ nhƣ mùi tàu, rau răm, hẹ, kiệu, gừng, giềng … đến các loài cây dây leo nhƣ mây, củ từ, đậu rồng, sắn dây… đến các loại cây gỗ to, gỗ nhỏ khác nhau nhƣ mít, bƣởi, ổi, cam, nhãn, dâu gia… Một số loại cây ăn quả đƣợc trồng từ rất lâu ở địa phƣơng nhƣ mít, na, hồng xiêm [30, tr.197]. Ở thôn Đông Sàng xã Đƣờng Lâm có một xóm tên gọi “xóm Mít”, hiện nay tên gọi này vẫn đƣợc sử dụng. Đây là địa danh minh chứng cho sự phổ biến của loại cây trồng này trƣớc đây. Mít là loại cây vừa cho quả vừa cho gỗ. Có hai thứ mít, mít ƣớt còn gọi là mít mật, rất ngọt nhƣng ít đƣợc ƣa thích. Thứ mít ráo (còn gọi là mít dai) ít ngọt hơn nhƣng múi giòn và đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Loại cây này rất thích hợp và phát triển mạnh ở vùng đất đồi gò, khô hạn. Ngoài việc cho ăn quả, bóng mát trên vùng đồi đá ong khí hậu khắc nghiệt, gỗ mít đƣợc dùng trong xây dựng đình chùa, nhà ở và nhất là để làm đồ thờ cúng, làm tƣợng, vì gỗ mít ít bị dãn

nở theo thời tiết. Vì thế, trong một số gia đình ở Đƣờng Lâm những án giang, sập gụ, bàn thờ, tủ thờ, mâm thờ thậm chí cả những cái bát, đôi đũa thờ… đƣợc làm bằng gỗ mít. Tuy nhiên, mít là loại cây to, chiếm nhiều diện tích nên hiện nay loại cây này còn lại không nhiều, nhất là trong điều kiện diện tích khuôn viên của mỗi gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi sự sinh sôi, gia tăng của nhiều thế hệ.

Những loại hoa quả nhƣ đu đủ, cam, bƣởi, chanh, roi, chuối, ổi, dứa, … cũng đều thích nghi và phát triển với điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu nơi đây. Tuy nhiên, chúng đƣợc trồng ít hơn nhƣng không vắng mặt ở trong các vƣờn nhà của ngƣời dân Đƣờng Lâm, đặc biệt là cây chuối. Ngoài việc sử dụng chuối nhƣ một món quà, đồ tráng miệng nhƣ những loại quả khác, chuối không thể thiếu trong các dịp lễ hội, thờ cúng, giỗ chạp. Có hai loại chuối đƣợc trồng ở vùng đất Đƣờng Lâm đó là chuối trồng ở đất đồi đá ong thì cho sản lƣợng không cao nhƣng quả vàng chắc, vị thơm ngon, độ ngọt đậm đà. Còn loại chuối đƣợc trồng ở đất bãi ven sông thì cây phát triển nhanh, cho năng suất cao, buồng dài, quả to, nhƣng độ ngọt, vị thơm thì thua kém loại chuối trồng trên đất đồi gò.

Cũng tuỳ vào diện tích rộng hẹp và thị hiếu của từng gia đình, cộng đồng làng xã mà họ trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa, cây cảnh trong vƣờn nhà ... Ở Đƣờng Lâm, sản phẩm thu đƣợc trong vƣờn nhà thƣờng không mang lại giá trị kinh tế cao mà chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình phục vụ nhu cầu của ngƣời dân hoặc nếu có dƣ thừa thì đem bán. Khoản tiền thu đƣợc chỉ dùng để mua vài thứ quà nhỏ cho trẻ và biếu già mà trong vƣờn nhà không có. Mặt khác, cây trồng trong vƣờn nhà ở làng Đƣờng Lâm còn để làm đẹp khuôn viên, tăng thêm màu xanh, bóng râm mát trên vùng đồi đá ong khô hạn, nhất là vào mùa hè nắng nóng.

- Cây công nghiệp

Một thời gian khá dài trong lịch sử Đƣờng Lâm, Mía đƣợc coi là cây trồng đặc trƣng và phổ biến trên vùng đất này. Cây Mía đã đi vào truyền thuyết dân gian của Đƣờng Lâm. Cho đến ngày nay, truyền thuyết về cây Mía vẫn còn in đậm trong ký ức của ngƣời dân. Cây Mía đã trở thành một biểu tƣợng thờ cúng tín ngƣỡng của ngƣời dân Đƣờng Lâm. Lúc đầu Mía đƣợc tìm thấy trong tự nhiên nhƣ một loại cây hoang dại, sau đó đƣợc ngƣời dân Đƣờng Lâm thuần dƣỡng, nhân giống trên đồng đất đồi gò đá ong và đất bãi ven sông. Cây mía đã mang lại nhiều giá trị không chỉ về kinh tế mà còn cả về văn hoá. Thời gian một vụ Mía từ lúc trồng đến thu hoạch

rất dài từ tháng 11, 12 năm trƣớc đến tháng 9, 10 năm sau. Do đặc trƣng của thổ nhƣỡng và khí hậu, mía Đƣờng Lâm cho ra những sản phẩm đƣờng, mật, kẹo, nha ... ngọt hơn, thơm hơn, chất lƣợng đƣờng cao hơn những cây mía đựơc trồng ở vùng đất khác.

- “ Kẻ Mía kéo mật hộn đƣờng”

- “ Làng Mía Đƣờng Lâm kẹo ngọt bánh đa” - “Về làng Mía ăn cơm phố Mía

Tìm cô bán kẹo hỏi thăm đƣờng”. - “Đi lên phố Mía nhà tôi

Đi vào chơi chợ, quê tôi có chùa”.

Mía ở Đƣờng Lâm có hai loại chủ yếu là: mía trắng và mía tím. Mía tím có đốt ngắn, thân mềm, một loại quà khoái khẩu nhất là đối với trẻ em. Còn mía trắng đốt dài, rất ngọt, năng suất cao gấp rƣỡi hoặc gấp đôi cây mía đỏ nhƣng cứng hơn. Loại mía này chủ yếu dùng để ép mật, làm đƣờng phèn. Mật mía và đƣờng phèn đƣợc dùng rất phổ biến trong việc chế biến các loại quà bánh, nhất là bánh gai, bánh mật, chè đỗ… Tất cả các loại bánh này đƣợc bày bán ở hầu hết các hàng quán, và cũng là món quà không thể thiếu khi các bà các mẹ về chợ. Bã mía cũng đƣợc sử dụng làm chất đốt cho mỗi nhà nông. Lá mía khô có thể dùng để lợp chuồng trâu bò hoặc che đậy. Ngọn mía, loại tốt đƣợc chọn để làm giống cho vụ sau, số còn lại cùng với lá non dùng làm thức ăn cho đàn trâu bò.

Mặc dù Mía là loài cây phát triển rất thuận lợi, mang lại nhiều giá trị kinh tế và văn hoá nhƣng với định hƣớng chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp nên ngày nay ở Đƣờng Lâm mía không đƣợc trồng thành những cánh đồng lớn nhƣ trƣớc nữa vì hiệu quả kinh tế không cao. Ngày nay ngƣời dân Đƣờng Lâm đã trồng cây hoa màu và các loại rau xanh vừa dễ trồng, thời gian sinh trƣởng ngắn vừa cho thu nhập cao hơn thay thế cây mía. Ở Đƣờng Lâm hiện nay những gia đình trồng mía trong vƣờn nhà chỉ còn rất ít và cũng chỉ trồng dăm ba khóm làm quà cho trẻ.

Trong số các loại cây công nghiệp, sau cây mía phải kể đến cây thuốc lá. Thuốc lá đƣợc trồng trong suốt thời gian dài (từ đầu những năm 1960 đến năm 1988). Thuốc lá đƣợc trồng trên các ruộng vàn, vàn cao và ở dọc ven sông hai làng: Hà Tân và Hƣng Thịnh.

Có hai loại thuốc lá: Thuốc lá đƣợc trồng trên ruộng vàn, vàn cao (đất thịt nhẹ) gọi là thuốc lá đồng. Còn loại trồng ở đất bãi ven sông hai làng Hà Tân và Hƣng Thịnh gọi là thuốc lá bãi.

Đến năm 1988, sau khi thực hiện khoán vụ trong sản xuất, cây thuốc lá bị loại khỏi đồng đất Đƣờng Lâm. Việc xoá trồng cây thuốc lá thì có rất nhiều nguyên nhân nhƣng nguyên nhân chính phải kể đến là:

- Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của hợp tác xã.

- Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá gặp rất nhiều khó khăn và chi phí cao.

Hiện nay, hợp tác xã đang có chủ trƣơng khắc phục những khó khăn trên để tiếp tục đƣa cây thuốc lá trở lại đồng đất Đƣờng Lâm nhƣng đến nay chƣa thực hiện đƣợc.

Cây chè, cũng là loại cây trồng lâu năm, đƣợc trồng phổ biến ở trong vƣờn nhà và trên đồi gò ở Đƣờng Lâm, đặc biệt là ở thôn Đông Sàng.Lá và búp chè là sản phẩm đồ uống có hƣơng vị đặc trƣng riêng, đặc biệt hơn khi đƣợc pha với nƣớc lấy từ giếng đá ong thì độ ngon ngọt, tinh khiết của chè càng trở nên quyến rũ.

“Nhất trong là nƣớc giếng Hè Nhất ngon là bát nƣớc chè Đông Viên”

Cây chè là loại cây không chịu đƣợc rét, vì vậy để tránh rét cho cây chè ngƣời dân Đƣờng Lâm đã có kinh nghiệm trộn nƣớc giải và tro bếp rồi rắc xung quanh gốc chè để giữ nhiệt cho cây.

Từ xƣa đến nay ngƣời dân Đƣờng Lâm cũng đã tiến hành trồng rừng trên đồi cao Hổ Gầm và đồi Cấm chủ yếu là hai loại cây bạch đàn và cây keo vừa làm sạch và cân bằng môi trƣờng sinh thái vừa góp phần cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Diện tích đất trồng rừng hàng năm ở Đƣờng Lâm là 18,83 ha.

Tóm lại: Theo chúng tôi, khái niệm cây công nghiệp ở Đƣờng Lâm chỉ có giá

trị tƣơng đối bởi vì mãi sau này nền công nghiệp mía đƣờng và chè phát triển thì cây mía và cây chè mới thành cây nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy nhiên loại cây này có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và gia tăng khả năng

thu nhập của ngƣời dân ngoài cây lƣơng thực. Với loại cây phi lƣơng thực này đã tạo nên một huyền tích về cây mía và tục thờ cây mía vẫn đƣợc lƣu truyền trong dân gian, mà vị ngọt ngào của nó còn thấm đẫm từng địa danh của làng: Đƣờng Lâm, Cam Thịnh, Chùa Mía…. mà tập trung nhất vẫn là biểu tƣợng thờ bà chúa Mía. Đó là biểu hiện thích ứng cao của ngƣời Đƣờng Lâm với môi trƣờng tự nhiên vùng bán sơn địa này.

2.1.1.2 Chăn nuôi

- Chăn nuôi gia súc

Ở Đƣờng Lâm, nghề chăn nuôi rất phát triển, đặc biệt là gia súc (trâu bò, dê, lợn..) và gia cầm (gà, ngan, vịt). Bởi vì:

Sự đa hệ sinh thái và sản phẩm nông nghiệp ở Đƣờng Lâm rất phong phú và đa dạng, bên cạnh cây lúa là cây lƣơng thực phụ nhƣ ngô, khoai sắn còn có cây hoa màu, rau đậu cũng phát triển mạnh và cho năng suất cao. Vì vậy, ngƣời dân ở đây có thể tận dụng nguồn thức ăn từ nông sản cung cấp cho chăn nuôi. Đặc biệt ở Đƣờng Lâm còn có một thảm cỏ rộng lớn ở trên những sƣờn đồi, sƣờn gò, bờ đê, bờ ruộng. Nếu tính tổng số diện tích cả thị xã Sơn Tây có 5 km bờ đê (tƣơng đƣơng với 5 điếm canh đê) thì riêng Đƣờng Lâm đã chiếm 3 km (tƣơng đƣơng với 3 điếm canh đê số 27, 28A, 28B tính từ Ba vì trở xuống). Điều đó cho thấy xã Đƣờng Lâm có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi ở Đƣờng Lâm ngoài việc cung cấp thịt, sữa, trứng…. cho bữa ăn hàng ngày. Chăn nuôi còn cung cấp cho nhà nông nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất cây trồng, chống bạc màu đất canh tác, tạo sự cân bằng trong quá trình khai thác đất đai.

* Chăn nuôi trâu bò

Trƣớc khoán 10, ở Đƣờng Lâm trâu bò đƣợc nuôi thành từng đàn theo hợp tác xã để cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ này số lƣợng đàn trâu đƣợc nuôi xấp xỉ với số lƣợng đàn bò. Trâu có sức kéo khoẻ hơn bò nên rất thích

Một phần của tài liệu Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)