Cây lƣơng thực nào đƣợc trồng ít nhất?

Một phần của tài liệu Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (Trang 27)

* Cây lúa

Cũng nhƣ hầu hết các vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ở Đƣờng Lâm, cây lúa chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù địa hình, đất đai tự nhiên không cho phép ngƣời Đƣờng Lâm có điều kiện thuận lợi để thâm canh, mở rộng diện tích trồng lúa nƣớc nhƣ các vùng khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhƣng bằng sự sáng tạo và sức lao động của mình ngƣời nông dân Đƣờng Lâm đã nỗ lực cải tạo đồng ruộng, giải pháp tƣới tiêu, phân bón, cải tạo giống lúa, mở rộng diện tích đất đai tối đa cho cây lúa bằng việc khai thác vùng đất đồi gò thành những thửa ruộng bậc thềm kết hợp với việc tận dụng những rộc sâu, nơi còn giữ đƣợc nhiều nƣớc để gieo trồng lúa.

Trên địa hình cơ bản của Đƣờng Lâm là vùng đồi gò bán sơn địa, nông dân ở đây đã cải tạo để có đƣợc diện tích đất trồng lúa chiếm khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó 40% diện tích đất trồng lúa thƣờng xuyên bị thiên nhiên đe doạ (Vì diện tích đất dọc ven sông Tích rất dễ bị ngập úng vào mùa mƣa còn diện tích ở trên vàn cao, sƣờn đồi gò thì thƣờng xuyên bị hạn) nên năng xuất thƣờng bấp bênh. 80% diện tích đất trồng lúa chỉ cấy đƣợc một vụ mùa. Còn lại 20% diện tích đất cấy lúa vào vụ chiêm nhƣng thu hoạch không ổn định. Vì vào vụ chiêm thƣờng xẩy ra mƣa to gió lớn, ngập úng kéo dài cây trồng dễ bị hỏng.

Để khắc phục những khó khăn do điều kiện tự nhiên gây ra ngƣời dân Đƣờng Lâm qua hàng ngàn năm đã tổng kết đƣợc một hệ thống kinh nghiệm dân gian về

tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành trong sản xuất nông nghiệp từ những khâu nhƣ lựa chọn và ngâm giống lúa, kinh nghiệm làm đất gieo mạ và cách thức gieo mạ; kinh nghiệm nhổ mạ; kinh nghiệm làm đất cấy lúa; kinh nghiệm cấy lúa, kinh nghiệm về thời vụ; kinh nghiệm chăm bón cấy lúa; cách thức và kinh nghiệm tiến hành thu hoạch lúa… Tất cả đều thể hiện tính thích ứng cao và tính sáng tạo của ngƣời Đƣờng Lâm để duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp cây luá nƣớc. Chúng tôi gọi đây là hệ thống kinh nghiệm vì nó là một quy trình chặt chẽ bao gồm toàn bộ các khâu sản xuất lúa, cụ thể hóa hai kinh nghiệm điển hình trong quy trình sản xuất lúa nƣớc mà nhân dân đã tổng kết:

“Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống” “Nhất thì, nhì thục”

Các cụ trong làng Đƣờng Lâm thƣờng truyền nhau câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” nhằm đề cao việc chăm sóc cây lúa. Từ lúc cấy cho đến

lúc thu hoạch là một chặng đƣờng lao động vất vả của ngƣời nông dân. Hệ thống kinh nghiệm này là những giá trị của tri thức dân gian quan trọng nhất trong các giá trị văn hóa phi vật thể mà ngƣời Đƣờng Lâm đúc kết đƣợc, thể hiện sâu sắc mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên.

Lúa nƣớc là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp, nhƣng lại là loại cây trồng khó tính trong gieo cấy và chăm sóc, đòi hỏi ngƣời nông dân phải có những điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là về yếu tố nƣớc. Khi ruộng có lƣợng nƣớc dƣ thừa thì dễ bị úng nát, khi thiếu nƣớc thì cây lúa lại không phát triển đƣợc. Nƣớc là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng khô hạn của các thửa ruộng bậc thang và ngập úng ở những thửa ruộng dọc ven sông Tích vào mùa mƣa thƣờng xuyên xẩy ra ở vùng đất này. Ngƣời dân Đƣờng Lâm từ xƣa đã sử dụng các loại gầu tát nƣớc nhƣ gầu sòng, gầu vảy và gầu dây... Trong lịch sử nông nghiệp ở Đƣờng Lâm, các loại gầu này đƣợc coi nhƣ là một nông cụ hỗ trợ đắc lực của ngƣời nông dân.

Gàu sòng và gầu kéo cần có hai ngƣời thao tác đồng thời thì mới có thể kéo nƣớc lên ruộng đƣợc, còn gầu vảy thì chỉ cần một ngƣời là có thể múc nƣớc lên, nhƣng với loại gầu này thƣờng dùng ở ruộng bờ thấp và gần nƣớc. Nói chung, các loại gầu tát nƣớc bằng tay xem ra rất thích hợp với địa hình đồng ruộng ở Đƣờng

Lâm. Chúng đƣợc dùng trong việc đƣa nƣớc từ ruộng thấp lên ruộng cao (ruộng bậc thang) và đƣa nƣớc vào các mƣơng rãnh để dẫn vào đồng ruộng.

Tuỳ vào địa hình của từng thửa ruộng mà ngƣời nông dân lựa chọn loại gầu thích hợp để sử dụng. Trƣớc đây các loại gầu này đƣợc đan bằng tre, mây, nứa... nhƣng ngày nay do có nguồn nguyên liệu phong phú và tiện lợi cho nên bộ phận chính của hầu hết các loại gầu kể trên đƣợc gò bằng kim loại nhƣ tôn lá, sắt lá,... còn cán và cột của gàu thì không gì thay thế đƣợc ngoài nguyên liệu là tre. Mỗi loại gàu ở đây có những đặc điểm và ƣu thế riêng phù hợp với từng địa hình đồng ruộng của vùng đất nơi đây.

Vào năm 1960 đƣợc sự quan tâm của ngƣời con quê hƣơng Đƣờng Lâm ông Hà Văn Tấn (khi đó là Bộ trƣởng Bộ Thuỷ lợi), làng Đƣờng Lâm đƣợc đầu tƣ xây dựng một hệ thống công trình thuỷ lợi với mạng lƣới kênh mƣơng cho phép tƣới tiêu khoảng 75% ruộng đất nông nghiệp nằm trong đê sông Hồng. Cũng trong thời gian này, điện sinh hoạt bắt đầu đƣợc đƣa về làng. Từ đó đến nay, nhờ có đƣợc hệ thống trạm bơm điện không ngừng đƣợc cải tiến nên phần lớn ruộng đất ở Đƣờng Lâm từ đó đến nay đã đƣợc tƣới tiêu, mỗi năm có khả năng làm hai thậm chí ba vụ. Qua số liệu thống kê về sự biến đổi đất đai từ 1983 đến 1988 của xã Đƣờng Lâm cho thấy nhờ làm chủ đƣợc hệ thống thuỷ lợi nên diện tích đất trồng lúa đã có sự thay đổi đáng kể so với trƣớc những năm 1960. Cụ thể là vào năm 1983 diện tích đất nông nghiệp hàng năm của xã là hơn 451 ha, trong đó có 308 ha làm hai vụ (tức là 68%). Từ 1983 đến 1988, diện tích đất làm hai vụ lúa đã tăng thêm 20 ha (209 ha thay vì 189 ha). Hai năm sau 1990, nghĩa là sau khi áp dụng khoán 10, xã đã canh tác đƣợc 270 ha lúa vụ chiêm và 294 ha lúa vụ mùa.

Cũng từ sau năm 1960 với chủ trƣơng tập thể hoá sản xuất, nhờ động viên đƣợc sức lao động nên đã tập hợp đƣợc các thửa ruộng nhỏ hẹp, san bằng đƣợc các khu đất ghồ ghề, tạo ra đƣợc bờ vùng bờ thửa. Kể từ đó ngƣời nông dân đã dần dần làm chủ đƣợc hệ thống tƣới tiêu trên đồng ruộng, tìm ra các giống lúa ngắn ngày đƣa vào gieo trồng, thích ứng đƣợc cả ở trên ruộng vàn và cả dƣới rộc sâu nhƣ giống: CL203, 314, Nông nghiệp 1, Bao thai. Vì vậy, từ sau năm 1965 phần lớn ruộng đất ở Đƣờng Lâm sản xuất đƣợc hai vụ: hoặc là 2 vụ lúa hoặc là một vụ lúa và một vụ màu.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phân bón “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì

phân”, ngƣời dân Đƣờng Lâm đã tận dụng khai thác tối đa các loại phân chuồng (trâu, bò, lợn gà), thậm chí cả tro bếp để chăm bón cây trồng và cải tạo đồng ruộng. Ngoài ra họ còn ra sức khai thác và tận dụng tối đa nguồn phân bùn, phân bắc, nƣớc giải. Ở thời kỳ hợp tác hoá, các thôn Mông Phụ, Phụ Khang còn kết nghĩa với trại chăn nuôi lợn Văn Miếu của Nhà nƣớc, với Viện Quân y 105, thị xã Sơn Tây để khai thác thêm nguồn phân chuồng, phân bắc bón cho cây trồng. Các hợp tác xã thời kỳ đó cũng đã bắt đầu học tập và áp dụng phƣơng pháp nuôi thả bèo hoa dâu, tăng nguồn phân xanh. Tùy vào từng loại đất, từng giai đoạn phát triển của cây lúa mà ngƣời nông dân quyết định bón phân chuồng chƣa ủ hoặc đã ủ. Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, xuất hiện đa dạng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hiệu quả nhanh, cho năng suất cao rất tiện lợi, lại không mất nhiều công sức nên họ đã sử dụng phổ biến, ít dùng phƣơng pháp thủ công nhƣ trƣớc đây. Tuy nhiên phân chuồng vẫn là loại phân có tính năng cải tạo đất, hạn chế sự bào mòn và sa mạc hóa đất canh tác. Vì thế, ngày nay ngƣời dân Đƣờng Lâm vẫn duy trì phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm để tăng nguồn phân bón hữu cơ.

- Chuyên cần chăm sóc luá

Làm cỏ cho lúa: Trƣớc đây ngƣời dân Đƣờng Lâm phải làm cỏ từ 1 đến 2 lần/vụ, để cỏ không ăn hết màu của lúa. Họ làm cỏ bằng tay hoặc có bàn cào nhỏ, làm cỏ đồng thời với việc khỏa đất, đánh tan phân đã bón cho lúa. Ngoài ra, khi lúa còn nhỏ, nếu ruộng lúa có nhiều bèo hoa dâu, tảo thì họ rắc vôi bột cho bèo và tảo chết để cây lúa phát triển.

Trừ sâu cho lúa: Xƣa kia chƣa có thuốc trừ sâu để diệt, khi cây trồng bị sâu bệnh thì ngƣời nông dân trong làng chỉ biết dựa vào một số bài thuốc mà cha ông truyền lại để chữa trị cho cây trồng khi bị sâu cuốn lá và sâu đục thân (xƣa gọi là sâu trạm gối). Cũng nhƣ cây lúa, cây bầu bí và các loại hoa màu khác khi bị sâu bệnh thì ngƣời dân mang tro bếp trộn với nƣớc giải của ngƣời hoặc lợn đem rắc thì sẽ hết. Nếu có chuột phá hoại cây trồng, hoa màu thì sáng sớm cả làng ra đồng đánh bẫy chuột, treo đèn bắt bƣớm bằng tay để diệt sâu từ trong trứng.

- Kinh nghiệm chọn và ngâm thóc giống

Chọn giống đƣợc coi là một khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thông thƣờng ngƣời dân trong làng chọn đám ruộng tốt của nhà mình hoặc thấy

đám ruộng tốt của nhà khác rồi sang đổi giống. Những khoảnh ruộng tốt ấy, ngƣời dân để chín vàng, thu hoạch về để riêng dùng néo, đá đập cho thóc rụng ra, tránh vỡ nát rồi phơi thật khô cất đi cho vụ sau. Thóc giống của vụ nào thì phải để năm sau đến vụ đó mới đem ra gieo trồng. Xƣa kia, thƣờng thì nhiều nhất là sau 3 vụ phải đi đổi giống lúa mới, còn nếu cứ tiếp tục lấy giống ở những khoảnh ruộng cũ thì sẽ không tốt (năng suất thấp, hạt gạo sẽ bị lẫn đỏ). Nhờ vậy ngƣời nông dân đã tìm chọn ra những giống lúa tối ƣu thích nghi với vùng đất của mình nhƣ là yếu tố quyết định đầu tiên của ngƣời nông dân trong sản xuất. Mối quan hệ giữa đất và giống cây trồng đã đƣợc ngƣời dân ở đây nhận thức đƣợc từ lâu đời.

Họ đã chọn đƣợc những giống lúa tối ƣu thích nghi với vùng đất của mình nhƣ : - Lúa Sọc, lúa Hóp, lúa Tám cấy ở các loại ruộng ngập nƣớc (rộc)

- Lúa Tám lùn cấy ở ruộng vàn thấp

- Lúa Tám cao, lúa hóp ở ruộng ngập nƣớc (rộc)

- Lúa Rí Ra, Rí Yêu cấy trên các ruộng vàn cao, chân gò.

- Lúa nếp với nhiều loại khác nhau nhƣ nếp Cái hoa vàng, nếp Tám thơm thƣờng đƣợc ƣu tiên cấy ở các loại ruộng tốt, có nhiều bùn mà họ gọi là ruộng hẩu.

Những giống lúa kể trên chủ yếu tập trung cấy vào vụ mùa (từ tháng 5 đến tháng 8). Còn vụ chiêm có ít loại hơn, thƣờng là chiêm bầu, chiêm tép, sỏi đƣờng … Mỗi giống có những ƣu điểm và sự thích nghi riêng, có loại chịu đƣợc úng lụt nhƣ (lúa Sọc, lúa Hóp) thì trồng dƣới rộc sâu và những thửa ruộng đất bồi ven sông Hồng, sông Tích. Loại chịu đƣợc khô hạn, nóng hoặc rét nhƣ giống lúa Rí Ra, Rí Yêu… Mỗi giống lúa đƣợc cấy trên những loại ruộng nhất định. Trong mỗi mùa vụ, việc chọn những loại giống lúa có đặc tính thích nghi khác nhau, và chọn thời điểm cấy sớm, cấy muộn cũng đƣợc quan tâm đặc biệt. Tất cả mọi sự lựa chọn về giống, cách thức bố trí mùa vụ là nhằm hạn chế tối đa sự thất bát do thiên tai, với hy vọng không bị “trắng tay”. Dòng sông Tích chảy qua 70% diện tích đất nông nghiệp của Đƣờng Lâm nên vào mùa nƣớc từ tháng 5 đến tháng 8 những thửa ruộng dọc hai bên bờ sông Tích thƣờng xẩy ra lũ lụt. Có năm sắp đến ngày thu hoạch lúa thì bị mất trắng.Vì vậy, vụ chiêm kén giống hơn nên chỉ trồng đƣợc một số giống lúa thân cao, cứng và chịu đƣợc ngập úng dài ngày hơn đó là giống lúa nhƣ: chiêm bầu, chiêm tép, sỏi đƣờng.

Những giống lúa đƣợc gieo trồng trên những loại đất phù hợp ở Đƣờng Lâm đã tạo ra những sản phẩm lúa gạo có chất lƣợng cao và đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong vùng thơm ngon nổi tiếng nhƣ lúa Sọc, Rí Ra, Rí Yêu.

Ngày nay, loại lúa này không đƣợc trồng trên những thửa ruộng bậc thềm và rộc sâu ở Đƣờng Lâm nữa vì thời gian gieo cấy dài (mất khoảng 4 – 6 tháng mới đƣợc thu hoạch), năng suất lại không cao. (Trong điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, ít sâu bệnh thì thu hoạch 1 sào cao nhất từ 90 -110 kg/sào. Còn điều kiện tự nhiên bất lợi thì năng suất thu hoạch chỉ đƣợc từ 40- 50kg/1sào).

Sau năm 1960, áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc tìm ra những giống lúa có thời gian gieo trồng ngắn lại cho năng suất cao, ngƣời dân Đƣờng Lâm đã lựa chọn đƣợc một số giống lúa mới, có ƣu thế đƣa vào trồng QN1, Tạp giao, Khang dân, Q5 hạt dài. Đây là những giống lúa mới nhƣng đều thích ứng với các loại đất ở vùng này. Từ năm 1965 đến nay, các giống lúa mới dần dần đƣợc thay thế, đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cho Đƣờng Lâm, nhƣng những loại lúa gạo đặc sản của làng trƣớc đây nhƣ lúa Sọc, lúa Hóp, lúa Rí Ra, Rí Yêu… với độ mềm dẻo và hƣơng vị thơm ngon, hàm lƣợng bột cao đang dần mất đi trên đồng ruộng, nhƣng vẫn còn in đậm trong ký ức của ngƣời dân. Họ coi đó nhƣ một niềm tự hào về đặc sản của làng.

- Kinh nghiệm làm đất gieo mạ và gieo mạ đƣợc coi nhƣ là sự nhận thức về mối quan hệ giữa đất và cây trồng “Khoai đất lạ, mạ đất quen’’ của ngƣời nông dân.

Quá trình làm đất gieo mạ và cấy lúa có cách thức làm khác nhau. Đất gieo mạ thƣờng sử dụng từ năm này đến năm khác. Vì thế đất hàng năm đƣợc làm rất kỹ, cỏ khó mọc lên đƣợc. Đất gieo mạ thƣờng đƣợc làm hết sức cẩn thận, cày bừa nhuyễn ra nhƣ cháo. Từ xa xƣa ngƣời dân ở đây không đắp thành từng luống để gieo mạ mà san phẳng theo mặt ruộng rồi rắc mạ. Về sau để tiện chăm sóc ngƣời nông dân đã làm thành từng luống để gieo mạ. Ruộng gieo mạ, sau khi nhổ xong thì cày bừa để cấy lúa, đến năm sau lại gieo mạ tiếp.

Ở Đƣờng Lâm chủ yếu là gieo mạ ngoài đồng. Nếu không may do thời tiết xấu, hay bị sâu bệnh cây mạ bị chết thì gieo lại trong sân, trong vƣờn nhà. Sau khi đất gieo mạ đã chuẩn bị xong (thƣờng thì sáng làm đất, chiều gieo mạ).

Tùy thuộc vào thời tiết mà ngƣời nông dân Đƣờng Lâm đi gieo mạ. Họ chọn những ngày trời mát mẻ và thƣờng gieo vào buổi chiều. Nếu ruộng thiếu nƣớc, hay có mƣa to bão lớn thì xƣa kia các cụ ở làng Mông Phụ có cách khắc phục nhƣ: phơi khô thóc giống đã mọc mầm đến ngày gieo rồi cất đi, đợi đến khi thời tiết thuận lợi, ruộng có nƣớc thì lại ngâm thóc giống đã mọc mầm phơi khô cất đi làm cho mầm xanh lại, tƣơi lên rồi mang đi gieo.

Ngày xƣa, mạ phải đƣợc gieo từ 40 – 45 ngày mới nhổ đi cấy, còn ngày nay thì mạ chỉ cần gieo 18 đến 20 ngày là cấy đƣợc. Mạ vụ mùa do thời tiết ấm nóng nên không lo mạ chết rét. Còn mạ vụ chiêm, nếu thấy rét quá thì mang tro bếp ra rải trên luống để giữ thân nhiệt ấm cho cây mạ.

Một phần của tài liệu Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (Trang 27)