Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam_ Chi nhánh Đống Đa” (Trang 38)

Marketing ngân hàng là quá trình tư duy hướng tới lợi nhuận. Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của đơn vị để đạt được mục tiêu của mình, bằng nhận thức, tiền hành công việc thông qua kế hoạch, kiểm soát nguồn của cải vật chất nhằm thích ứng với môi trường, thị trường để thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của khách hàng để đạt được mục tiêu sinh lợi cao nhất. Do đó, tổ chức marketing ngân hàng không chỉ làm tăng vốn mà còn làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, hỗ trợ tất cả các dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động marketing ngân hàng không chỉ làm tăng vốn mà còn làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, hỗ trợ tất cả các dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao thì cần phải tổ chức hoạt động này một cách toàn diện và sâu rộng trên nhiều mặt.

Thứ nhất, chi nhánh cần có chiến lược quảng cáo sâu rộng bằng việc đạt được các chứng chỉ chất lượng, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, internet, tạp chí, thiết kế băng rôn, áp phích quảng cáo, khẩu hiệu, in tờ rơi với kích thước gọn nhẹ và bắt mắt. Các dịch vụ cần được quảng cáo cụ thể chứ không chỉ chung chung về chi nhánh. Cụ thể trong một thời điểm nhất định thì chú trọng quảng cáo đến một dịch vụ cụ thể thể nhất định, nhất là các dịch vụ mới. Chi nhánh cần xây dựng một hình ảnh gần gũi và thân thuộc đối với các đối tượng khách hàng.

Thứ hai, chi nhánh cần thực hiện văn mình thương mại. Đối với ngân hàng thì văn minh thương mại là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, tiện dụng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và luôn thấy thỏa mãn về

các dịch vụ được cung cấp. Do đó, chi nhánh cần đưa yếu tố văn hóa vào marketing ngân hàng, tạo ra nét riêng trong thái độ phục vụ cũng như đồng phục, tạo ra phong thái làm việc chuyên nghiệp và năng động.

Thứ ba, chi nhánh cần có đội ngũ nhân viên Marketing chuyên nghiệp, tích cực đầu tư hơn nữa cho quảng cáo sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Đội ngũ Marketing phải thực sự đi sâu sát vào từng đối tượng khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho từng khách hàng. Hơn thế, để thực hiện thành công marketing trong ngân hàng, ngoài bộ phận chuyên trách thì phải cần sự đống góp công sức của toàn bộ các cán bộ nhân viên của chi nhánh. Chi nhánh cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ marketing trong nội bộ, đặc biệt là những nhân viên tại quầy, những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Chính sự hiểu biết, phục vụ tận tình của nhân viên là phương thức quảng cáo tốt nhất, với chi phí thấp nhất, tạo hình ảnh tốt về chi nhánh trong tâm trí khách hàng.

Thứ tư, chi nhánh cần tăng cường các hình thức khuyến mãi như tặng quà, quay số trúng thưởng, các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm... qua đó nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng và cũng nhằm giới thiệu sản phẩm.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng có lãi suất chi trả thấp hơn nhưng có chính sách marketing phù hợp và hoạt động có hiệu quả với nhiều ưu đãi hấp dẫn thì vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn.

Hiện nay, hoạt động marketing của chi nhánh mới chỉ là một hoạt động của phòng dịch vụ khách hàng và chưa được thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Vì vậy, để nâng cao hoạt động marketing thì chi nhánh cần phải thành lập một phòng marketing riêng biệt để hoạt động marketing được mở rộng và nghiên cứu sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam_ Chi nhánh Đống Đa” (Trang 38)