So sánh những điểm chung của những công ty ở nhứng quốc gia khác nhau, ta thấy có
sự khác biệt. Giống như ở Mỹ, cổ tức ở các quốc gia khác cung ổn định và tùy thuộc
vào lợi nhuận. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong độ lớn của tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
giữa các nước Hình sau mô tả tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ở các nước G-7 trong năm
1982-1984 và trong năm 1989-1991.
(Nguồn: Chương 10-Damodaran)
Những khác biệt này là do:
*Khác nhau trong giai đoạn tăng trưởng: đúng là các công ty tăng trưởng cao
hơn có xu hướng trả cổ tức ít hơn từ lợi nhuận, các nước tăng trưởng cao hơn thì
trả cổ tức ít hơn. Ví dụ, Nhật dự kiến tăng trưởng nhiều hơn so với các nước G-7
khác trong năm 1982-84 và có tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức nhỏ hơn.
* Khác nhau trong chính sách thuế: không giống Mỹ đánh thuế cổ tức gấp đôi,
một vài nước có ít sự chênh lệch này hơn. Ví dụ, Đức đánh thuế lên lợi nhuận giữ
lại cao hơn cổ tức.
* Khác nhau trong kiểm soát doanh nghiệp: khi có sự tách biệt giữa sở hữu côngn
ty và quản lý công ty, thì khi đó các cổ động có ít ảnh hưởng, kiểm soaats lên
những người quản lý, nên cổ tức sẽ thấp hơn. Các nhà quản lý có nhiều động hơn
để tích lũy tiền mặt hơn cổ đông do mục tiêu của họ.
Không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức của các công ty ở các thị trường
mới nổi thường thấp hơn của các nước G-7. Sự tăng trưởng cao hơn và quyền lực
tương đối của các nhà quản lý hiện tại ở những nước này đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận trả
cổ tức thấp.