Để có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA thì các biến thành phần trong các nhân tố của sự hài lòng sẽ đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến được đánh giá là đủ độ tin cậy khi có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Những biến nào không đáp ứng được hai điều kiện trên tức là không đủ độ tin cậy sẽ không thể đưa vào phân tích EFA và sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Bảng 4.5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA CÁC THÀNH PHẦN CỦA SỰ HÀI LÒNG
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
Quy mo du lich noi day rong 24.5300 9.221 .219 .635
Canh quan noi day tao cam
giac thoai, duoc thu gian 23.9400 9.249 .234 .631
Viec ve sinh moi truong noi
day rat tot 24.2800 9.153 .221 .636
Cac dich vu di kem lam du
khach that su thoa man 24.4700 7.969 .412 .584
Phong cach phuc vu cua nhan vien noi day rat nhiet tinh
24.1400 7.980 .466 .570
Cac Tum nghi ngoi noi day
rat tot 24.6000 8.343 .369 .598
Qua luu niem noi day rat hap
dan 24.8700 8.276 .309 .617
An ninh noi day rat on dinh 24.0500 8.472 .445 .582
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Kết quả phân tích thông qua phần mềm SPSS 16.0 về đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách được thể hiện qua Bảng 4.5. Giá trị báo cáo hệ số tin cậy của các nhân tố về sự hài lòng là 0,639. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường nhân tố hài lòng đều đạt giá trị lớn hơn 0,3 nhưng chỉ có 3 biến “Quy mô nơi đây rộng” là 0,219 < 0,3, biến “Cảnh quan nơi đây tạo cảm giác thỏa mái, thư giản” là 0,234 < 0,3 và cuối cùng là biến “Việc vệ sinh môi trường nơi đây rất tốt” là 0,221 < 0,3 nên 3 biến này sẽ bị loại ra khỏi mô hình trước khi tiến hành phân tích EFA.
4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách
Phân tích này giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn những thang đo, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo thang đo có tính đồng nhất.
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên, kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số
truyền tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loading) lớn hơn 50%. Phương pháp trích Principle Component với phép quay Varimax được sử dụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.
Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS ta có kết quả sau:
Bảng 4.6. KẾT QUẢ EFA CHO CÁC THÀNH PHẦN CỦA SỰ HÀI LÒNG (Lần 1)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .718
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 72.169
Df 10
Sig. .000
Component Matrixa
Component 1 Cac dich vu di kem lam du
khach that su thoa man .775
Phong cach phuc vu cua nhan vien noi day rat nhiet tinh
.771
An ninh noi day rat on dinh .689
Cac Tum nghi ngoi noi day
rat tot .604
Qua luu niem noi day rat hap
dan .358
Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Ta thấy, hệ số KMO = 0,718 (> 0,5) nghĩa là phân tích nhân tố thích hợp, kiểm định Bartlett’s có giá trị sig = 0,000 (< 0,05) nên đạt yêu cầu của phân tích nhân tố. Tuy nhiên biến “Quà lưu niệm nơi đây rất hấp dẫn” bị loại ra khỏi mô hình do có hệ số truyền tải (Factor loading) bằng 0,358 < 0,5.
Sau khi loại bỏ biến “Quà lưu niệm nơi đây rất hấp dẫn”, 4 biến còn lại được tiếp tục đưa vào phân tích một lần nữa. Thu được kết quả như sau:
Bảng 4.7. KẾT QUẢ EFA CHO CÁC THÀNH PHẦN CỦA SỰ HÀI LÒNG
(Lần 2)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .708
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 67.111
Df 6
Sig. .000
Component Matrixa
Component 1 Cac dich vu di kem lam du
khach that su thoa man .787
Phong cach phuc vu cua nhan vien noi day rat nhiet tinh
.789
An ninh noi day rat on dinh .708
Cac Tum nghi ngoi noi day
rat tot .588
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Sau khi chạy lại ta thấy hệ số KMO = 0,708 > 0,5 vẫn thỏa điều kiện phân tích nhân tố và kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig = 0,000 < 0,05 nên cũng đạt yêu cầu và các biến hệ số truyền tải đều lớn hơn 0,5, do đó ta không loại bỏ thêm biến nào nữa.
Như vậy từ 8 biến độc lập, sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha đã loại bỏ 3 biến “Quy mô nơi đây rộng”, “Cảnh quan nơi đây tạo cảm giác thỏa mái, thư giản” và cuối cùng là “Việc vệ sinh môi trường nơi đây rất tốt”; tiếp theo dựa vào kết quả sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và dựa vào ma trận xoay Varimax ta đã loại bỏ thêm một biến nữa là “Quà lưu niệm nơi đây rất hấp
dẫn”. Vậy sau khi tiến hành các kiểm định khác nhau ta đã loại bỏ được 4 biến quan sát không có ý nghĩa đo lường mức độ hài lòng.
4.2.5 Phân tích phương sai (ANOVA)
- Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo các đặc điểm cá nhân (giới tính, mục đích du lịch, nơi sinh sống của du khách).
- Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số Sig, kiểm định giả thuyết:
: Không có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo các đặc điểm cá nhân (giới tính, nơi ở của du khách, mục đích du lịch).
: Có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo các đặc điểm cá nhân (giới tính, nơi ở của du khách, mục đích du lịch).
- Nếu hệ số Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết H0. Nếu Sig lớn hơn 0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0.
4.2.5.1 Kiểm định sự khác biệt về đánh giá sự hài lòng của du khách theo giới tính
Bảng 4.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA THEO GIỚI TÍNH
Test of Homogeneity of Variances
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.386 1 98 .536
ANOVA
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .012 1 .012 .024 .876
Within Groups 46.988 98 .479
Total 47.000 99
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Kết quả này cho ta biết phương sai của sự hài lòng có bằng nhau hay khác nhau giữa hai giới tính nam và nữ. Sig của thống kê Levene = 0,536> 0,05 do đó ở mức độ tin cậy 95% kết quả phân tích ANOVA được chấp nhận.
Tiếp theo ta xét kết quả phân tích ANOVA, có thể thấy đối với đặc điểm giới tính, mức ý nghĩa Sig trong đánh giá sự hài lòng của du khách = 0,876 > 0,05, điều đó có thể khẳng định rằng phương sai sự đánh giá của du khách theo giới tính là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo giới tính.
4.2.5.2 Kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo nơi ở (Tỉnh)
Bảng 4.9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA THEO NƠI Ở CỦA DU KHÁCH
Test of Homogeneity of Variances
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.758 2 97 .471
ANOVA
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups .526 2 .263 .549 .579
Within Groups 46.474 97 .479
Total 47.000 99
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả Sig của thống kê Leneve = 0,471 > 0,05 do đó kết quả phân tích ANOVA được chấp nhận.
Ta đánh giá kết quả bảng ANOVA với mức ý nghĩa Sig trong đánh giá sự hài lòng của du khách = 0,579 > 0,05, điều đó có thể khẳng định rằng phương sai về sự đánh giá của du khách là không khác nhau, ta chấp nhận giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo nơi sinh sống (Tỉnh).
4.2.5.3 Kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo mục đích du lịch
Bảng 4.10. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA THEO MỤC ĐÍCH DU LỊCH
Test of Homogeneity of Variances
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Levene Statistic df1 df2 Sig.
ANOVA
Du khach cam thay hai long ve khu du lich
Sum of Squares Df Mean Square F Sig.
Between Groups .982 3 .327 .683 .564
Within Groups 46.018 96 .479
Total 47.000 99
(Nguồn: Từ 100 bảng khảo sát và qua xử lý phần mềm SPSS 16.0)
Ta cũng xét tương tự hai lần kiểm định trên đó là trước hết xét giá trị Sig của thống kê Leneve = 0,61 > 0,05 điều này cho ta biết kết quả phân tích ANOVA là được chập nhận.
Tiếp đến ta xét kết quả phân tích ANOVA, có thể nhận thấy đối với đặc điểm mục đích đi du lịch của du khách, mức ý nghĩa Sig trong đánh giá sự hài lòng của du khách = 0,564 > 0,05, chứng tỏ có thể khẳng định rằng phương sai sự đánh giá của du khách về mục đích đi du lịch là không khác nhau, do đó ta chấp nhận giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo mục đích đi du lịch.
• Kết luận:
Sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định một số giả thuyết so sánh sự khác biệt về đánh giá mức độ hài lòng của du khách theo các đặc điểm giới tính, nơi sinh sống, mục đích đi du lịch. Kết quả cho thấy mức độ hài lòng của du khách không có sự khác biệt.
Ở nghiên cứu này mức độ hài lòng của du khách không phụ thuộc theo đặc điểm giới tính, nơi sinh sống, mục đích đi du lịch. Điều này có thể thấy các dịch vụ được cung cấp tại khu du lịch là chung và không có sự khác biệt giữa các nơi sinh sống, giới tính và mục đích đi du lịch.
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DLST ĐỒNG SEN – THÁP MƯỜI 5.1 Đánh giá những ưu và nhược điểm của kết quả nghiên cứu 5.1.1 Ưu điểm của kết quả nghiên cứu
Qua đi khảo sát thực tế KDL Đồng Sen – Tháp Mười thấy được lượng du khách đến đây tham quan cũng khá nhiều, thu hút được lượng đông khách gần xa do nơi đây tạo cho du khách bầu không khí êm dịu, thuần khiết được mang đến từ hương, sắc, vị của những cánh đồng sen bao la, bạt ngàn. Du khách sẽ ngỡ như mình đang ở một vùng đất Sen Hồng thuở sơ khai, cách biệt với thế giới hiện đại ô nhiễm, tất bật, xô bồ ngoài kia. Điều này làm cho người ta có thể trở nên bình tâm hơn và trút hết những muộn phiền, lo âu trong cuộc sống. Đặc biệt du khách có thể trải nghiệm một ngày làm nông dân khi tự mình chống xuồng để hái sen, câu cá giữa không gian bạt ngàn trải dài hàng cục hecta. Nơi đây còn có phong cảnh nên thơ, hữu tình giúp du khách có thể lưu lại khoảng khắc đẹp bên người thân, gia đình và bạn bè. Không chỉ được ngắm những hoa sen nở rộ mà du khách còn được thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị từ sen và đậm chất đồng quê đây chính là một lợi thế mà KDL cần đẩy mạnh phát huy hơn nữa để thu hút và giữ chân du khách khi đến tham quan.
Qua phân tích số liệu nhóm thu thập được thì cho thấy tuy có nhiều du khách đến tham quan nhưng số lượng khách cảm thấy hài lòng với KDL thì không cao, chỉ ở mức trung bình và cũng còn không ít người không hài lòng điều này cho thấy sự phát triển của KDL chưa mạnh và còn có nhiều yếu kém. Tuy có nhiều lợi thế như vậy nhưng KDL chưa thật sự làm du khách hài lòng:
Quy mô nơi đây chưa đủ rộng để du khách vui chơi, các loại hình vui chơi ở đây không nhiều và còn đơn giản.
+ Các tum nghỉ dưỡng còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
+ Quà lưu niệm thì chưa tạo được sự đặc biệt đối với du khách.
+ Đặc biệt thái độ phục vụ của nhân viên còn chưa cao và chuyên nghiệp, công tác quản lý ở trên còn yếu kém.
Ưu điểm của kết quả nghiên cứu là đã cho thấy được những thế mạnh và yếu kém còn tồn tại ở KDL để từ đó đưa ra các giải pháp cho KDL phát triển một cách vẫn mạnh có thể cạnh tranh với các nơi khác trong và ngoài nước.
5.1.2 Nhược điểm của kết quả nghiên cứu
- Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên nhóm chúng tôi chưa phỏng vấn được nhiều khách du lịch để có thông tin phong phú hơn cho đề tài của mình.
- Việc thiết kế bảng câu hỏi chưa hợp lý và khoa học nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân tích bằng chương trình ứng dụng SPSS 16.0 và không thể phân tích hồi quy tuyến tính.
5.2 Tồn tại và nguyên nhân của khu DLST Đồng Sen – Tháp Mười
Hơn một năm qua do được sự quan tâm của tỉnh, DLST Đồng Sen đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu ĐBSCL cũng như sự phát triển du lịch chung của cả nước. Tuy nhiên, DLST Đồng Sen còn nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, chưa khai thác được hết những lợi thế của mình. Sự phát triển chưa thu hút mạnh được các nguồn lực nhằm tạo mô hình DLST hấp dẫn và không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
Nguyên nhân của những yếu kém này là do DLST Đồng Sen còn nhiều tồn tại sau:
+ Chưa khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng DLST sẵn có của vùng, vì vậy chưa hình thành những điểm tham quan hấp dẫn du khách.
+ KDL chưa được đẩy mạnh đầu tư phát triển nhiều.
+ Chất lượng các dịch vụ mà KDL cung cấp cho du khách còn yếu kém, không làm hấp dẫn và thu hút du khách.
+ Nhân viên chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa phong phú và đa dạng, đặc biệt là mua sắm vui chơi giải trí.
+ Hoạt động vui chơi giải trí thiếu và yếu, do đó không kích thích chi tiêu của du khách.
Đó là những nguyên nhân làm cho lượng khách đến tham quan KDL còn chưa cao, thời gian lưu trú ngắn.
5.3 Cơ sở đưa ra giải pháp
5.3.1 Định hướng cho sự phát triển khu DLST Đồng Sen – Tháp Mười
Để khu du lịch sinh thái Đồng Sen – Tháp Mười phát triển theo hướng bền vững, cần đề ra một số chiến lược nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của nơi đây cụ thể như sau:
• Phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả
+ Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo mới nguồn nhân lực để giải quyết tình hình trước mắt cũng như tương lai.
+ Sử dụng các hình thức đào tạo: tại chỗ chính quy để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên phục vụ, cũng như nhân viên hướng dẫn.
+ Cần phối hợp với các ban ngành chuyên môn thúc đẩy công tác giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái cho người dân.
• Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Căn cứ vào nhu cầu trong nước và thế giới vào từng thời kì mà đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
+ Kết hợp du lịch sinh thái và du lịch dã ngoại, nghỉ mát, lặn biển, ẩm thực… Trong đó nâng cao vai trò của các công ty du lịch lữ hành và hướng dẫn viên.